Dark Tidings Card Review – Saurian

Dark Tidings Card Review – Saurian

Saurian đã từng là một thế lực hùng mạnh ở Worlds Collide, và cân bằng hơn ở mùa 4. Nhưng sự vượt trội của nó ở mùa 3 đã khiến mùa sau mờ nhạt, mặc dù mọi người đã rất trông đợi vào sự kết hợp của nó với nhà Sanctum. Vậy ở mùa 5 lần này Saurian liệu có đem lại sức mạnh như thời hoàng kim của nó?

Thang điểm Review

5 – Tuyệt vời! Card điểm 5 lúc nào cũng mạnh, cứ mở deck thấy nó là lòng vui phơi phới.

4 – Tốt. Dùng được trong đa số deck và đa số trường hợp. Giá trị cao mà không phụ thuộc nhiều vào deck.

3 – Ổn. Hoặc là giá trị bình thường hoặc là giá trị cao nhưng không ổn định. Đa phần là cần sự hỗ trợ từ card khác.

2 – Tình huống. Card dạng này cần phải setup trước hoặc phải có điều kiện cụ thể, hoặc chỉ đơn giản là.. tệ.

1 – Rác…. Không cần phải nói thêm…

Altruist’s Rostrum

Altruist’s Rostrum – 3

Hoàng Giang: Điểm 4. Một Artifact tốt, giúp cho khủng long đỡ nỗi lo lắng mỗi khi exalt, hoặc giúp chuyển tiền từ những quái khó xơi sang quái dễ tiêu diệt hơn. Thực ra thì năng lực của lá này đơn giản, nhưng rất hợp với lối chơi của nhà khủng long và có tác dụng trong nhiều tình huống, nên mình nghĩ nó xứng đáng 4 điểm.
Riku: 2 điểm. Thật ra effect này có thể xem là rất mạnh. Vốn aember nằm trên người quái của bạn, chuyển sang quái địch, nó chính là steal 1. Nhưng chậm hơn rất nhiều, và cũng có thể bị khắc chế bởi nhiều thứ khác như địch với các hiệu ứng sử dụng aember trên người. Nó chính xác là phiên bản khác của Monument to Primus mà không có Primus.

 

Ankylo Formation

Ankylo Formation – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Mặc dù là một lá được lựa chọn hiệu ứng tuy nhiên Ankylo Formation cho 2 hiệu ứng không đặc sắc lắm, chung quy thì là tặng skirmish mà thôi. Nếu như nhà Saurian có nhiều hiệu ứng Fight đỉnh thì cũng oke oke, nhưng rất tiếc mùa này nhà Khủng long lại rất ít các quái vật có khả năng Fight.
Riku: 2 điểm. Cho một quái có skirmish hoặc toàn bộ quái có skirmish không phải là một effect quá mạnh, dù nó khá ổn trong trường hợp bạn cần trao đổi với board địch. Nó khá giống Invunerable Potions của Sanctum nhưng phải exalt 1 quái để có hiệu ứng toàn bàn. Mình nghĩ nó sẽ đáng 3 điểm khi bạn sở hữu một deck có thể tận dụng aember trên quái.

Bestiarii Urso

Bestiarii Urso – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Hmmm…..Hiệu ứng này thì khá là độc lạ trong Keyforge, vì trước giờ mới chỉ có lá Clear Mind của nhà Sanctum mùa 1 là có hiệu ứng unstun này. Có một số lá của Saurian cũng có thể sẽ cần lá này để xoá stun của đồng minh  (ví dụ như Imperial Road, Brachiaditus,..), nhưng về cơ bản thì đại đa số trường hợp chắc sẽ chẳng dùng đến effect này. Mình cho 3 điểm, vì dù sao nó cũng là effect hiếm gặp.
Riku: 3 điểm. Damn, hiệu ứng này quá hiếm luôn. Hồi xưa ở mùa 1 khi stun rất nhiều, một lá bài Clear Mind đã thực sự rất hữu dụng. Vậy lần này Urso có giá trị không? Câu trả lời là.. có. Có tổng cộng 15 card ở mùa 5 có hiệu ứng stun, và trong đó có rất nhiều quái tự stun chính mình khi ra sân. Bằng cách sử dụng Urso, bạn tiết kiệm được hẳn 1 lượt để gỡ stun. Nhưng nếu deck bạn không có Saurian tự stun mình khi ra sân thì Urso sẽ hơi yếu giá trị một tí.

Bestiarii Urso (Evil Twin)

Bestiarii Urso (Evil Twin) – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Hiệu ứng ổn, lại còn là từ khi play ra. Việc có thể stun một creature và đẻ ra một cái body khá to như này nhiều lúc cũng có lợi. Trường hợp tệ duy nhất là xuống sân khi không có quái địch thì phải tự stun mình mà thôi.
Riku: 3 điểm. Hiệu ứng đơn giản hơn rất nhiều và cũng mạnh nữa. Một con quái rất ổn mà có body cũng tốt.

Bracchanalia

Bracchanalia – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Một trong số những lá Artifact có hiệu ứng đặt 4 tiền ít có khả năng bị đối phương lấy mất nhất, vì hiệu ứng kích hoạt khi start turn của người chơi, và cũng không phải bộ bài nào cũng có khả năng capture/ exalt. Tuy nhiên thì vẫn khó có thể tận dụng được. Nếu rơi vào bộ bài có khả năng giữ bàn + capture cao thì có thể đáng giá 3 điểm.
Riku: 3 điểm. Mình nghĩ lá này có tiềm năng 4 điểm. Một mình nó đã gần bằng 1 key rồi và cũng không khó thực hiện lắm nếu deck bạn đã có Saurian rồi. Sẽ dễ hơn nếu bạn có Sanctum nữa. Nhưng nó cũng như các treasure khác của mùa 5, khi đánh mirror rất dễ bị đối thủ chiếm trước do yếu tố nó kích ở đầu lượt của người chơi tức đối thủ có thể sẽ được luôn khiến nó thành dead card.

Brachiaditus

Brachiaditus – 2

Hoàng Giang: Điểm 3. Một lá hay của nhà khủng long. Mặc dù chắc chắn khiến cho đồng minh bị stun (vì effect bắt buộc, chứ không phải “may”), nhưng kéo được tiền về, trong trường hợp hoàn hảo thì kéo được 2. Trong một lượt bài có thể cho creature khác xuống sân exalt/capture xong ra lá này để kéo về luôn, rất êm ái.
Riku: 1 điểm. Body khỏe, nhưng nó làm mình nhớ đến Narp của mùa 3 quá. Bỏ đi 2 aember trên người đồng đội coi như bỏ đi 2 aember của địch, nhưng không phải lúc nào chuyện đó cũng có lợi khi Saurian có thể tận dụng aember trên người. Và chuyện stun 2 quái thì… Và thường bạn sẽ thấy Brachiaditus stun 1 quái là ít (trừ khi board trống).

Bury Riches

Bury Riches – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Cực tốt. Cả 2 effect trong lá bài đều tốt, Tide high cũng lợi mà Tide Low cũng lợi. Đặc biệt khi mà nhà khủng long có nhiều exalt và capture. Tiềm năng combo của lá này rất lớn. Mặc dù có chút bất lợi nếu đánh với deck có Saurian và Sanctum tuy nhiên vẫn có thể xử lí tình hình trên bàn trước khi chơi ra.
Riku: 4 điểm. Lá này rất mạnh nhé. Ở điều kiện nó tương đương với 3 chain mà bạn sẽ dùng để đẩy thủy triều. Còn tác dụng còn lại của nó cũng là một cách rush tiền, tận dụng toàn bộ aember trên người quái về pool. Đương nhiên nó cũng có những lúc địch cũng có quái có aember trên người nhưng trong lượt của bạn, bạn hoàn toàn có quyền trao đổi quái có lợi trước khi sử dụng Bury Riches.

Carpe Vinum

Carpe Vinum – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Đặt tiền lên 2 quái của địch xong đấm chết thì rõ là vui vẻ rồi.
Riku: 3 điểm. Khá đơn giản, cho bạn 2 aember trong tương lai. Một lá bài giá trị 2 là khá giá trị rồi, nhưng nó chậm và có thể địch tận dụng được effect nữa.

Censor Philo

Censor Philo – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Mặc dù có nhiều lá bài của khủng long cho phép đặt tiền lên người quái địch giúp cho Censor sống dai hơn. Nhưng chỉ sống dai thôi thì không mang lại nhiều giá trị cho lắm.
Riku: 3 điểm. Khá ổn, có thể dùng để trao đổi để lấy lại aember bị capture.

Censor Philo (Evil Twin)

Censor Philo (Evil Twin) – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Phiên bản ác này hữu dụng hơn môt chút, do có hiệu ứng play và mức sát thương gây ra cũng khá cao. Tuy nhiên đôi khi nếu không có các lá bài tạo ra tiền trên người địch thì cũng chỉ là một body 5 lực.
Riku: 2 điểm. Effect mạnh hơn bản thiện đấy vì ping 5 sát thương rất xịn. Có điều nếu địch không có quái có aember thì bạn sẽ phải bắn chính mình và vì bạn có Saurian nên chuyện đó khá chắc chắn sẽ xảy ra.

Crushing Charge

Crushing Charge – 3

Hoàng Giang: Điểm 2. Lá này thực ra cũng khá hữu dụng trong các trường hợp cần xử lí các quái có hiệu ứng khó chịu. Tuy nhiên thì cái giá 1 chain mình cảm thấy không xứng đáng cho lắm.
Riku: 4 điểm. Một clear bàn mạnh và ổn định. Có 148 creature có sức mạnh từ 4 trở xuống trong tổng số 218 ở mùa 5 (501 trên 718 toàn các mùa), hơn một nửa. Và các quái dưới 4 thường sẽ có các effect gây khó chịu.

Decadence

Decadence – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Mặc dù việc exalt khá nguy hiểm nhưng khả năng cho ready and use quái rất giá trị. Và nếu muốn tránh rủi ro thì vẫn có thể lựa chọn effect thứ 2. Lá bài này hợp với nhà khủng long, đặc biệt là khi mùa này có nhiều khủng long với hiệu ứng reap khá tốt.
Riku: 4 điểm. Effect ready and use thì mạnh kinh khủng rồi, kể cả với cái giá exalt (vì nếu bạn có Saurian khả năng bạn sẽ tận dụng được aember exalt này). Effect thứ hai cũng không hề tệ dù nó hơi yếu vì không có aember trên card. Chủ yếu bạn sẽ luôn muốn sử dụng effect thứ nhất để tối ưu giá trị của Decadence.

Di-No You Didn’t!

Di-No You Didn’t! – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. 1 tiền và destroy thẳng. Nếu có được setup để đặt tiền lên người quái địch thì cực kì tốt. Không những thế còn có 1 aember nữa, không dùng được thì vẫn lấy được tiền.
Riku: 3 điểm. Dùng để tiêu diệt quái địch chứa nhiều aember mà địch đang cố bảo vệ nó. Rất giá trị khi bản thân nó đã có sẵn 1 aember.

Eclectic Ambrosius

Eclectic Ambrosius – 1.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Năng lực nghe thì bá nhưng sẽ trở thành mục tiêu lớn ở trên bàn. Trừ phi có được bảo kê tốt từ ward/taunt thì mới đáng sợ hơn. Hơn nữa năng lực lại còn là dạng Action, tức là còn chả được đồng tiền nào mỗi khi dùng. Dùng được 2 lần mà bị vụt chết thì chắc cũng cay.
Riku: 1 điểm. Effect rất mạnh, bản thân nó là 1 key nếu.. nó sống được 3 lượt. Và tin tôi đi, nếu deck địch không thể giải quyết được một con quái 4 sức mạnh trong 3 lượt thì bạn chẳng cần lá bài này để thắng đâu.

Eclectic Ambrosius (Evil Twin)

Eclectic Ambrosius (Evil Twin) – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Năng lực của phiên bản Evil Twin này thì cực kì ghê. Nếu rơi vào một bộ bài có nhiều bảo kê thì xứng đáng với 4 điểm. Xoá text box là một cái gì đó rất đáng ghét. Cứ để Eclectic Ambrosius sống lâu thì cả dàn battleline của mình coi như bỏ qua luôn. Tuy nhiên, do cần điều kiện bảo kê tốt, nên cũng không quá 3 điểm được.
Riku: 3 điểm. Effect này yếu hơn bản thiện của nó khá nhiều, nhưng dễ sử dụng hơn. Có thể sử dụng để khống chế các quái có hiệu ứng destroyed mạnh, hoặc các quái có effect khó chịu, hoặc đôi khi gỡ limit của quái mình.

Enlist Numeri

Enlist Numeri – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Mặc dù cần setup để có tiền trên quái địch tuy nhiên lá này có thể sánh ngang với các lá như Hypnobeam hay Collar of Subordination của các mùa trước ( hơn nữa lại còn được 1 tiền). Bắt cóc quái địch về rồi được coi như nhà Saurian để dùng luôn, quá tuyệt vời.
Riku: 3 điểm. Lá này thành thực cần phải test qua thực tế, và có thể phụ thuộc khá lớn vào deck. Bắt một con quái về thành của mình là một hiệu ứng rất mạnh, bạn cứ nhớ đến Collar của Dis hay Hypno Beam của Mars đi. Nhưng phải chỉ bắt được quái có aember, tức là số tiền lẽ ra thuộc về sẽ thuộc về địch (và đó chính xác là steal). Trừ khi bạn có thể tận dụng được số aember đó, không thì cái giá phải trả đôi khi không đáng. Và cũng có lúc địch không có quái nào có aember trên người nữa.

Hastatus Raptor

Hastatus Raptor – 1

Hoàng Giang: Điểm 1. Năng lực chỉ để clear quái đich mà lại phải chịu rủi ro exalt. Hơn nữa lại còn mất hẳn ít nhất 3 slot trong bộ bài để chứa mấy cái con khủng long đánh nhau này. Deck nào thấy mặt mấy cậu này thì đúng là buồn.
Riku: 1 điểm. Bọn này giống chuột thời xưa lắm, nó chỉ đi kèm trong một bộ ít nhất 3 con. Hiệu ứng phải kích hoạt bằng fight và chả có tác dụng gì ngoài dọn bàn. Cái giá phải trả còn là exalt nữa. Bạn sẽ không hề muốn deck mình tốn quá nhiều card cho loại card như thế này.

ISS Indominus

ISS Indominus – 2

Hoàng Giang: Điểm 1. Việc exhaust quái chỉ để cho một cú clear bàn không phải là ý hay lắm. Thậm chí đôi khi battleline của địch to khoẻ thì cũng chả đủ quái để mà exhaust. Đây chắc là con tàu chán nhất trong các con tàu của mùa 5.
Riku: 3 điểm. Mình cho nó 3 điểm vì nó thuộc về nhà khủng long, tỷ lệ sống sót của quái khá cao. Đôi khi bạn chỉ cần exhaust tầm 2-3 quái là đủ giải quyết bàn của đối phương rồi nên có thể tận dụng để vừa dọn bàn mà vẫn phát triển được. Không quá tệ khi bạn cần giải quyết board địch.

Lapisaurus

Lapisaurus – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Một Creature Taunt hay, bắt đối phương phải lo đến chuyện xử lí bằng các lá bài khác thay vì đấm nó. 4 máu 2 giáp cũng đủ là một thế lực ở trên bàn rồi.
Riku: 3 điểm. Effect quá sức khó chịu, nó giống Shoulder Id nên mình sẽ so sánh với Shoulder Id. Về cơ bản cả 2 đều đem lại 1 aember khi bị quái đánh. Nhưng Shoulder Id đem lại aember ngay lập tức, còn Lapisaurus thì không. Kết quả là Shoulder Id có thể bị tấn công lúc địch không có aember nào trên người, và Shoulder Id không gây sát thương trả lại nhưng Lapisaurus thì có. Về cơ bản, mình nghĩ Lapisaurus mạnh hơn một chút. Sẽ không ai muốn tấn công Lapisaurus cả, trừ khi địch đang muốn tận dụng hiệu ứng exalt (ví dụ cho Faust chẳng hạn). Sẽ mạnh hơn 3 điểm nếu không phải vì Keyforge có quá nhiều cách giải quyết quái mà không cần đến đánh nhau.

Lapisaurus (Evil Twin)

Lapisaurus (Evil Twin) – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Effect khá buồn cười. Vì thực ra mọi người dễ nhầm là ý của creature này là exalt xong đấm chết để lấy tiền, nhưng nếu như thế thì năng lực phải ghi là “Before Fight: Exalt the creature Lapisaurus fights”. Nếu đấm quái địch mà chết luôn thì năng lực Fight sẽ kích hoạt sau đó, tức là không có gì xảy ra vì mất đối tượng. Mục đích của Lapisaurus bản ác là để đấm những con quái to hơn 3 lực, exalt quái đó, và sau đó thì tìm cách khác tiêu diệt để hốt tiền về. Khá là cồng kềnh.
Riku: 2 điểm. Nếu để nó đánh được, thì mỗi lượt Lapisaurus có thể sản xuất 1 aember (mà vẫn tấn cộng board địch). Nghe thì khá ổn nhưng 3 sức mạnh rất dễ bị giải quyết và quái địch phải sống cái đã.

Magistra Vita

Magistra Vita – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Hiệu ứng play hay và có khả năng nối nhà tốt, song vẫn cần có setup và hơi nguy hiểm vì exalt. Nếu rơi vào một bộ bài có nhiều hiệu ứng reap hay thì có thể lên 4 điểm.
Riku: 3 điểm. Có thể ngay lập tức kiếm 1 aember khi xuống sân (nếu bạn có sẵn quái không phải Saurian), đôi khi kích được effect mạnh, và tương lai có thể tiếp tục kiếm được nhiều hơn. Với body 5 nó sẽ sống khá khỏe. 1 aember exalt đôi khi còn có lợi cho bạn. Nếu đúng deck mình nghĩ nó có thể lên 4 điểm.

Magistra Vita (Evil Twin)

Magistra Vita (Evil Twin) – 2

Hoàng Giang: 2 điểm. Bản ác của lá này thì dở hơn. Việc đấm nhau không lợi bằng reap. Nếu rơi vào bộ bài có các hiệu ứng Fight tốt thì cũng có thể lá này sẽ hoạt động ổn.
Riku: 2 điểm. Mình nghĩ hiệu ứng fight thì yếu hơn, đặc biệt là không ready được và exalt xong có khi sẽ trả cho đối thủ luôn.

Medicus Lacus

Medicus Lacus – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Lá này có tiềm năng được 4 điểm nếu có bảo kê và bộ bài nhiều capture/exalt. Năng lực cũng giống như Senator Bracchus của mùa 3, tuy nhiên lại phụ thuộc vào Tide. Việc chênh thêm 1 lực cũng không làm cho Medicus khoẻ hơn là bao. Nhưng nói một cách công bằng thì đây sẽ là một lá gây áp lực tốt lên đối phương, buộc đối phương phải giải quyết, khá là khó chịu.
Riku: 3 điểm. Hiệu ứng này rất quen rồi. Nhưng không giống như Shrix, đối phương còn có lựa chọn counter là đẩy thủy triều. Rất có tiềm năng nhưng mình nghĩ nó sẽ không được như Shrix.

Ostracize

Ostracize – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Ngon. Đa số các lá purge đã từng xuất hiện đều có yêu cầu về lực (to nhất, bé nhất, dưới 3, trên 5,…), riêng lá này muốn purge gì thì purge, mỗi tội mất 1 tiền. Cái giá mất 1 tiền để purge mình thấy là xứng đáng với cú purge này.
Riku: 4 điểm. Hy sinh 1 aember để giải quyết luôn 1 quái bất kỳ bạn muốn. Quá mạnh cho cái giá của nó, vì nó xử lý luôn cả quái có hiệu ứng destroy và những quái quá mạnh mẽ, hoặc được bảo vệ kỹ. Khuyết điểm duy nhất là nếu địch không có quái hoặc không có quái giá trị thì việc mất 1 aember khá phiền.

Physicus Felix

Physicus Felix – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Hiệu ứng play tuy khá hay nhưng để lấy được tiền exalt về thì cũng hơi mất công. Tức là phải vừa có Tide High, mà vừa có cách để giết con bị exalt của địch thì mới lấy được 1 tiền. Saurian có nhiều cách khác để Exalt thú vị hơn.
Riku: 3 điểm. Nó rất linh động. Nếu board của bạn đang cần 1 aember exalt để cản địch như Faust, bạn có thể dùng Felix, hoặc trong trường hợp bình thường bạn chỉ exalt địch để có kiếm thêm aember cho tương lai. Mạnh hơn nếu đánh trái mùa.

Physicus Felix (Evil Twin)

Physicus Felix (Evil Twin) – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Tương tự như bản thiện, khác mỗi về mức Tide.
Riku: 3 điểm. Không khác gì bản thiện của nó, chỉ là yếu hơn nếu đánh trái mùa. Và bạn không thể chủ động hạ thủy triều được.

Reach Advantage

Reach Advantage – 4.5

Hoàng Giang; Điểm 5. Raise Tide free và có cả hiệu ứng khi Tide cao. Đồng thời có 1 tiền. Việc capture 3 cũng cho khả năng chặn key trong đa số trường hợp. Một lá bài ngon nghẻ.
Riku: 4 điểm. Những lá bài có thể đẩy thủy triều miễn phí mình thấy đã khá ổn rồi, khi cần có thể dùng để capture 3 cản địch và combo với các card Saurian khác.

Saurarium

Saurarium – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Dễ có trường hợp rơi vào deck có hai nhà con lại bé lực và tự làm cho bản thân vất vả. Mặc dù rất hợp với theme của Saurian (lực to, sống lâu) nhưng cũng không quá hiệu quả.
Riku: 3 điểm. Mình đánh giá lá này rất cao nhưng nó còn phụ thuộc vào deck và cách chơi của bạn nữa. Đôi khi nó sẽ khiến địch khó chịu và không thể rush aember. Nhưng cũng có lúc bạn mới chính là nạn nhân của nó (ít ra bạn có Saurian nên 1/3 số quái của bạn thường không phải yếu nhất bàn rồi đó).

Swallow Whole

Swallow Whole – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Mặc dù cho purge thẳng một creature tuy nhiên chỉ có thể chơi khi Tide High khiến cho lá này không thực sự hữu dụng.
Riku: 3 điểm. Mình nghĩ lá này rất mạnh, đôi khi 3 chain sẽ không phải là vấn đề vì hiệu ứng purge rất mạnh. Thậm chí nếu bạn không có quái mạnh hơn bạn vẫn có thể purge và buff cho quái địch miễn đạt được mục đích purge quái khó chịu. Nhưng mình không thể cho nó 4 điểm vì đôi lúc bạn sẽ kẹt nó trên tay khi bạn không muốn nhận 3 chain chỉ để purge 1 con quái bình thường.

The First Scroll

The First Scroll – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Nếu nằm trong bộ bài có khả năng sử dụng tiền trên người tốt thì sẽ là một lá rất ghê gớm. Đối phương chỉ có thể lên 6 tiền, hoặc phải chấp nhận việc creature tự capture tiền bên mình. Ngoài ra hoàn toàn có thể dựa vào lá bài này, để tự hi sinh quái, trả lại tiền exalt/capture cho địch, để địch forgekey và capture tiền vào quái của bản thân. Một lá khá đa dụng và cũng có thể có tác dụng ngược cho chủ sở hữu.
Riku: 2 điểm. Lá bài này sẽ thực sự tỏa sáng ở những giai đoạn giữa game, khi địch đang trong tình huống không cản được check của mình nên quyết định cũng rush, và thế là bam.. bạn forge key và cũng cản luôn địch. Nhưng có cũng có lợi cho địch nữa nên nếu địch đang là người đi trước, bạn cũng trở thành nạn nhân của lá bài này.

Trojan Sauropod

Trojan Sauropod – 1.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Thực ra thì không biết phải chấm điểm lá này như thế nào, vì effect này hơi mới mẻ. Việc gain 3 tiền trông cũng thực sự hấp dẫn, nhưng có vẻ không đủ để đối phương chấp nhận rủi ro. Cũng sẽ có trường hợp đối phương nhận được lá này và chờ khi bạn đã ít quái để sử dụng. Hại nhiều hơn lợi.
Riku: 1 điểm. Rác. Cho địch 3 aember để đổi lại cơ hội dàn board ngoài lượt. Cho đối phương quyền chủ động là một nước đi sai lầm trong gần như mọi tình huống. Địch có một ngàn cách có thể đánh chung quanh lá bài này. Một người chơi giỏi có thể tính bài của bạn để sử dụng ở một lượt bất lợi cho bạn, hoặc dùng nó để rush key cuối khi chuyện dàn bàn chưa chắc đã có ý nghĩa.

Undagnathus

Undagnathus – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Tuy là hiệu ứng khá vớ vẩn, nhưng một body 12 lực cũng có thể giúp cho các hiệu ứng capture/exalt của nhà khủng long. Hơn nữa cũng có lúc có thể dùng để fight vả thẳng 12 dmg vào mặt quái địch. Đến lollop còn chết.
Riku: 2 điểm. Mình rất suy nghĩ chuyện có nên cho nó 1 điểm. Chỉ được body to và lại đôi khi không có áp lực gì khi thủy triều thấp nữa chứ. 

Undagnathus (Evil Twin)

Undagnathus (Evil Twin) – 1.5

Hoàng Giang: Điểm 1. Cũng không khác gì bản thiện, thậm chí còn dễ chết hơn và không mang lại hiệu quả của một body to giữ tiền.
Riku: 2 điểm. Y chang bản thiện, có chăng là có phản lại sát thương khi bị đánh.

Venator Altum

Venator Altum – 1.5

Hoàng Giang: Điểm 1. Hiệu ứng chỉ để bắt bạn phải Raise Tide cho chắc.
Riku: 2 điểm. Effect này chỉ ổn khi bạn có thể tận dụng aember trên người quái mình, còn nếu thủy triều cao nó chỉ đơn giản là một body to gây hại.

Wipe Clear

Wipe Clear – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Một lá Hate Card chắc là dành cho nhà Star. Việc phá upgrade là việc ít có trong Keyforge, nên một lá như này rất tốt. Hơn nữa lại còn có 1 aember và ping để phá ward, value tròn trịa.
Riku: 3 điểm. Một ping toàn bàn tạm ổn với 1 tiền. Sẽ mạnh nếu địch có nhiều upgrade.

TỔNG KẾT

Điểm trung bình: 2.5

Riku: Tuy sức mạnh card mới của Saurian mùa này khá yếu, nhiều card rác Nhưng mình nghĩ đây là một lối đi đúng của Saurian, cân bằng hơn mà vẫn có những sức mạnh độc đáo nhất định. Và nó cần sự liên kết nhất định mới có thể tỏa sáng. Nó sẽ thua thời đại hoàng kim của nó khá nhiều, nhưng mùa 3 nó đã lỗi quá nên mình ủng hộ cách tiếp cận này. Có thể mình sẽ thay đổi ý kiến sau khi chơi thử.

Hoàng Giang: Saurian mùa này vẫn yếu và hơi thiếu đặc sắc. Các lá bài mới ko đem lại nhiều đột biến cho họ hàng nhà khủng long lắm. Mùa này saurian chú trọng vào cơ chế move tiền qua lại giữa các creature hơn và cũng có nhiều lá bài khoẻ trở lại từ các mùa cũ. Song mình nghĩ là Saurian của mùa World collide vẫn là hay nhất, và mùa 5 này saurian vẫn chưa thể khoẻ trở lại.

Trả lời