Auto-Encoder

Auto-Encoder

Tiếp tục series Những lá bài có thể đem lại chiến thắng, lần này mình tiếp tục nói về 1 trong các artifact có tầm ảnh hưởng nhất game (1 trong 4 artifact mạnh nhất mùa 4): Auto-Encoder. Bài trước mình nói về Etan’s Jar, nhưng Etan là card rare nên sẽ hiếm gặp cũng như khó sở hữu được deck có Etan. Lần này Auto-Encoder là một lá bài common nên bạn sẽ gặp nó nhiều hơn hẳn.

Trên Timeshapers Blog cũng có 1 bài viết Auto-Encoder của John Ziegler: https://timeshapers.com/2021/08/05/getting-the-most-out-of-your-artifacts-auto-encoder/
Mình cũng tham khảo kha khá từ bài viết này. Các bạn có thể đọc nó nhé.

CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA AUTO-ENCODER

Auto-Encoder là một artifact cực kỳ thú vị của Keyforge. Mỗi khi bạn discard 1 lá bài trên tay, bạn sẽ archive top deck 1 lá. Nó biến mọi card không cần thiết trong deck của bài thành 1 công cụ chạy bài cực tốt. Tay bài của bạn không tốt? Chẳng hạn nhưng lá bài không có tác dụng, hoặc quái quá yếu lại không có hiệu ứng mạnh mẽ. Nếu bạn đánh chúng xuống cũng không đem lại công dụng gì. Nhưng dùng một lượt chỉ để discard bài sẽ khiến board của bạn thua thiệt, điều mà không ai muốn cả. Với Auto-Encoder, bạn biến sự bất lợi lúc này trao đổi thành sự chuẩn bị cho các lượt tương lai tốt hơn.
Nói tóm lại, một deck Auto-Encoder mạnh khi deck bạn có nhiều lá bài không hiệu quả. Trớ trêu thay, deck của bạn càng ít card dư thừa, Auto-Encoder càng yếu. Nhưng kể cả thế, bạn vẫn có thể sử dụng Auto-Encoder để tìm câu trả lời cho tình huống tốt hơn khi tốt độ chạy bài của bạn tăng lên (gần như) gấp đôi.
Một tác dụng khác của Auto-Encoder là khả năng chống hiệu ứng disrupt từ đối phương. Bởi các hiệu ứng discard bài trên tay do đối phương đánh cũng được tính cho Auto-Encoder. Vì vậy nên Auto-Encoder là counter cứng của 1 trong các lá bài disrupt đáng sợ nhất game: Puntuated Equilibrium.

SỬ DỤNG AUTO-ENCODER NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ

Một cách đơn giản mà ai cũng biết, đó là cứ trong lượt bạn thấy lá bài nào không cần thiết thì cứ discard. Cách này không bao giờ sai cả, và trong đa số các deck lúc nào bạn cũng sẽ có kha khá các card dư thừa như vậy. Ví dụ như Bumblebird khi trên bàn không có quái, Toad, Commune khi bạn đang có nhiều aember, Opposition Research ở đa số trường hợp, các lá clear bàn khi bạn đã chiếm được board,…
Nhưng để tận dụng tốt hơn, bạn sẽ sớm phải đặt câu hỏi kỹ hơn cho nhiều trường hợp hơn. Mình sẽ ví dụ dưới đây một deck của mình nhé:

Đây là một deck rush với khả năng kiếm aember cực kỳ đáng sợ, và với sự hỗ trợ tư Auto-Encoder, deck có thể từ một deck bình thường trở thành 1 deck cực mạnh. Deck có 20 aember trên card, cao hơn so với mặt bằng trung bình nhưng chỉ có 16 quái, khá ít. Deck không có clear board, cũng như khả năng kiểm soát board cực thấp. Vậy nên đa số tình huống, mọi quái không có hiệu ứng play tốt và không có aember đều sẽ được sử dụng để Auto-Encoder chạy bài, chuyển hóa toàn bộ chúng sang các lá bài có aember, nhằm mục tiêu rush tốt hơn. Đặc biệt hơn deck có thể keycheat được bằng combo Keyfrog và Dino-beast ở nhà Untamed nên việc archive số lượng lớn trong khi chạy aember để tìm combo này rất cần thiết để đập lén key cuối trước khi đối phương setup một board control hiệu quả.

NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÓ ĐỐI VỚI AUTO-ENCODER

Thế nên các câu hỏi lớn khi sử dụng Auto-Encoder sẽ thường tùy theo các tình huống mà như sau:
– Liệu con quái này có nên được đánh xuống hay discard luôn? Điều này phụ thuộc khá nhiều vào tình huống, và bạn phải hiểu rõ khả năng của deck bạn cũng như deck đối thủ. Nếu deck bạn yếu hơn về khả năng kiểm soát board, bạn nghi ngại đánh con quái này xuống và nó sẽ chẳng sống qua 1 lượt thì bạn nên discard nó đi để dùng Auto-Encoder. Các con quái 2 sức mạnh trở xuống thường khá dễ nhận ra để discard (dù effect reap của nó rất mạnh). Các con quái từ 3 power trở lên sẽ cần xem xét kỹ hơn. Bạn có thể nghĩ đơn giản 1 lá bài đánh xuống không kiếm được 1 aember thì vô dụng cho deck của bạn (không reap được ít nhất 1 lượt). Để có thể tính chính xác hơn trong từng tình huống, bạn vẫn sẽ phải có khả năng đọc bài nhất định để tính được liệu đối phương có thể xử lý ngay lượt tiếp theo không (hoặc nhiều lượt hơn nếu bạn chứ định gọi lại house vừa gọi).
– Liệu lá bài có hiệu ứng này có nên được đánh xuống hay discard luôn? Trường hợp này thì khó hơn hẳn, và bạn cũng sẽ rất ít gặp những tình huống như vậy. Nhưng bạn cũng nên biết. Nếu deck bạn có 1 combo cần thiết để chiến thắng, hoặc bạn đang cần 1 lá bài để trả lời cho 1 tình huống của đối thủ, đừng ngại mà discard bài để dùng Auto-Encoder chạy bài nhanh hơn, kể cả khi chúng có hiệu ứng nhưng chưa quá mạnh trong tình huống. Sẽ có những lúc bạn gặp 1 deck có những thứ như Too much to protect, lúc đó kể cả những lá bài có aember cũng có thể xem xét dùng để discard để tìm thứ hiệu quả hơn khi bạn đã check đủ.
Và cũng có những tình huống bạn để một board trắng sẽ hiệu quả hơn. Ví dụ như bạn cần giữ chỗ khi cần trong kèo đấu với deck Quixxle, hoặc bạn không muốn đối phương có thể kích được các hiệu ứng fight mạnh,…

XOAY QUANH VIỆC COUNTER AUTO-ENCODER

Một điều quan trọng nữa là Auto-Encoder rất khó để có thể counter lối đánh. Cách rõ ràng nhất chính là Artifact Control và Archive Control.

"Borrow"

Đầu tiên với Artifact Control, nếu là những loại tiêu diệt đơn giản thì lời khuyên là các bạn cứ thoải mái đánh Auto-Encoder. Vì Auto-Encoder vẫn có thể sử dụng ngay trong lượt vừa đánh xuống nên chỉ cần bạn kịp dùng một vài lần cũng đã hiệu quả lắm rồi. Nếu đối phương có các loại Artifact Control vay mượn như “Borrow” hay Sneklifter, câu chuyện sẽ hơi khác một tí. Lúc đó bạn cần sẽ phải xác định deck của đối thủ là loại deck gì. Nếu đối phương là một deck đầy những card hiệu quả thì bạn vẫn có thể đánh Auto-Encoder xuống vì khả năng cao đối thủ sẽ ưu tiên lấy một artifact khác của bạn khi mà Auto-Encoder không hiệu quả trong deck đối phương. Cũng sẽ có lúc đối phương vẫn làm vậy để cản khả năng chạy bài của bạn, nhưng đối phương cũng không dùng được Auto-Encoder nhiều.

Archive Control rắc rối hơn, nhưng bù lại bạn cũng sẽ ít gặp hơn. Thứ đáng sợ nhất trong dòng này là Dysania, may thay card này không hay xuất hiện. Đối phó với Dysania và các loại Archive Control hơi phiền phức. Thường bạn sẽ hướng tới việc archive nhỏ và liên tục kéo lên mỗi lượt để sử dụng ngay chứ không tính trữ lâu dài. Cũng như hải luôn quan tâm đến việc các key card không nên để trong archive khi đối phương chưa sử dụng Archive Control.

TỔNG KẾT

Trong một deck có Auto-Encoder, cách vận hành của deck trở nên thiên biến vạn hóa hơn hẳn. Và việc discard hay không cũng luôn là một câu hỏi khó trả lời. Bạn sẽ phải tự tìm ra câu trả lời cho mình qua kinh nghiệm. Nhưng hãy nhớ, tận dụng đúng Auto-Encoder thì một deck yếu có thể trở nên ổn, một deck ổn có thể trở thành nên mạnh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn sử dụng nó một cách hiệu quả nhé.

Trả lời