Dark Tidings Card Review – Unfathomable

Dark Tidings Card Review – Unfathomable

Ok đã đến phần mở màn quan trọng cho nhà được mọi người mong chờ nhất mùa 5: Unfathomable. Là một nhà mới, sự xuất hiện của nó luôn mạnh mẽ và đủ hào nhoáng để khiến người chơi hứng thú với nó. Các bạn cứ nhìn Saurian và Star Alliance mùa 3 sẽ rõ. Vậy lần này Unfathomable có trở thành một hiện tượng mới hay không? Với lối chơi gây khó chịu và disrupt thay thế cho Dis, chúng ta hãy cùng xem nhé.


Thang điểm Review

5 – Tuyệt vời! Card điểm 5 lúc nào cũng mạnh, cứ mở deck thấy nó là lòng vui phơi phới.

4 – Tốt. Dùng được trong đa số deck và đa số trường hợp. Giá trị cao mà không phụ thuộc nhiều vào deck.

3 – Ổn. Hoặc là giá trị bình thường hoặc là giá trị cao nhưng không ổn định. Đa phần là cần sự hỗ trợ từ card khác.

2 – Tình huống. Card dạng này cần phải setup trước hoặc phải có điều kiện cụ thể, hoặc chỉ đơn giản là.. tệ.

1 – Rác…. Không cần phải nói thêm…

Abandon Ship

Abandon Ship – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Hiệu ứng đẩy quái địch về tay là hiệu ứng rất tuyệt, vừa không cho địch sử dụng quái, vừa làm chậm địch, vừa làm kẹt hand. Lá này thậm chí có thể đẩy được 4 quái nếu đang High Tide nữa, rất khoẻ. Tất nhiên là có trường hợp bạn buộc phải đẩy quái của mình, nhưng cũng dễ để xử lí việc này. Hơn thế nữa lá này có hẳn 1 aember bonus, nên nhìn chung là một lá tuyệt.
Riku: 4 điểm. Lá bài đầu tiên đã đầy ấn tượng. Các bạn có nhớ Nature’s Call không? Lá này về cơ bản nó cũng giống như vậy. Có một chút khác biệt khi Nature’s Call cho phép bạn lựa chọn số lượng, còn Abandon Ship thì không. Nên để đánh giá chính xác lá bài này, nó phụ thuộc khá nhiều vào tình huống. Bạn có nhiều quái effect play mạnh mẽ không? Đối thủ có nhiều quái khó chịu cần trả về không? Ý kiến cá nhân của mình thì lá bài này đa số đều vào tình huống tốt để sử dụng. Việc bạn không quá phụ thuộc vào đẩy thủy triều để có thể hất 4 cũng là 1 điều hay (không phải lúc nào hất 4 cũng là điều tốt). Bouncing effect thì lúc nào cũng mạnh rồi, nó disrupt dòng bài của đối phương, trừng trị thẳng tay các hiệu ứng capture/exalt.

Abyssal Zealot

Abyssal Zealot – 3

Hoàng GIang: Điểm 3. Mình nghĩ là lá này trong nhiều trường hợp sẽ xứng đáng với 4 điểm. Chắc chắn người chơi sẽ thả lá bài này sau đó Raise Tide để được capture 2 và gây áp lực không muốn raise tide lên đối thủ. Tuy nhiên lá này có thể bị giết quyết bằng rất nhiều cách khác như fight, board wipe hoặc gây dmg thẳng. Hơn nữa một khi đã Raise tide thì bạn thường không có lựa chọn để hạ Tide xuống, nên lá này thực ra không linh động lắm. Nhưng dù sao thì 4 power cũng đã là mức khó để tiêu diệt rồi.
Riku: 3 điểm. Lá bài này rất có tiềm năng, nhưng mình tạm thời cho nó 3 điểm. Ở một tình huống lý tưởng, nó hủy 2 aember của đối thủ, một effect rất ổn. Nó khiến cho việc đẩy thủy triều khá đáng giá, mạnh hơn nếu bạn có card với effect đẩy triều miễn phí. Và nếu nó còn sống trên sân, hoặc đối phương không có giải quyết nó ngay thì việc đẩy thủy triều quả là một quyết định khó khăn cho đối thủ. Tuy nhiên có nhiều cách để giết Abyssal Zealot, xong mới đẩy thủy triều, thế nên mình tạm cho nó 3 điểm.

Allusions of Grandeur

Allusions of Grandeur – 4.5

Hoàng Giang: Điểm 5. Lá này bẩn thỉu vãi =)) Gần giống như Control the weak nhưng đối phương được lựa chọn thay vì buộc phải làm. Cũng sẽ có trường hợp là đối phương nhả cho bạn 3 tiền để đủ điều kiện sử dụng các lá hard steal/hard capture. Tuy nhiên dù thế nào thì vẫn là một lá hay. Và số tiền nó có thể đem lại thực ra là 4 tiền. Mạnh thật sự. Tưởng tượng có 3-4 lá này trong deck thì đối thủ cáu cực kì (lá này chỉ uncommon thôi, dễ có vụ này xảy ra lắm).
Riku: 4 điểm. Một phong cách Control the Weak mới, yếu hơn, cân bằng hơn và vẫn rất kỹ năng. Nói ra thì mình thích kiểu lá bài này hơn là phong cách ép nhà của Dis, dù nó yếu hơn. Nó cho đối phương được lựa chọn, xem xét giữa ưu thế và bất lợi. Và nó cũng đòi hỏi kỹ năng đọc bài của bạn nữa. Trong một lựa chọn đúng, bạn có thể ép đối phương phải chọn nhà khác, hoặc cho bạn 3 aember. Giá trị quá cao cho 1 card. P/s: Việc có nhiều lá này cùng lúc trên tay không bị kẹt như Control The Weak thậm chí đánh 3 lá còn đảm bảo được key check từ lượt đối thủ :)).

“Bubbles”

“Bubbles” – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Đẩy một creature địch về top deck rất khó chịu. Có nghĩa là không những không dùng được creature đó, mà còn mất hẳn 1 lần bốc bài chỉ để lấy creature đó lên. Cũng sẽ có trường hợp bắt buộc phải discard Bubbles do trên sân địch tất cả là quái có hiệu ứng play, nhưng chắc sẽ ít gặp.
Riku: 4 điểm. Một lá bài disrupt rất tốt. Nó cũng có khuyết điểm, vì không phải quái nào bạn cũng muốn nó quay trở lại sớm thay vì giết luôn. Nhưng giá trị của việc disrupt này vẫn không hề thay đổi. Thậm chí theo một cách nào đó, nó còn hay hơn việc hất quái địch lên tay, bởi vì địch không thể dùng nó ngay lượt sau. Body 5 cũng rất ổn.

Brain Drain

Brain Drain – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Nhà Unfathomable thực sự rất mạnh trong khoản đẩy bài địch về deck. Lá này vừa cho phép bạn xem tay đối phương đang có gì, vừa giúp loại bỏ tạm thời 1 lá bài nguy hiểm.
Riku: 4 điểm. Lại một lá bài disrupt đáng giá. Thông tin luôn là một thứ quan trọng ở trình độ cao, bạn biết được địch có gì bạn có thể lên kế hoạch đối phó trong các lượt sau, hoặc combo với các card khác. Bỏ đi 1 lá bài trên tay địch cũng là một hiệu ứng mạnh mẽ trong việc làm chậm deck địch, khiến combo của địch khó khăn hơn. Rất mạnh trong tay một người chơi cứng.

Call of the Void

Call of the Void – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Exhaust quái là một hiệu ứng hay. Hơn nữa lá này còn có khả năng tiêu diệt thẳng nếu combo được với những lá khác của Unfathomable, đồng thời giảm tiền đối thủ. Một lá quá ổn.
Riku: 3 điểm. Mình nghĩ nó thậm chí có thể đáng 4 điểm không biết chừng. Exhaust 1 quái không phải là một hiệu ứng quá mạnh (nhưng nó combo rất tốt với các card khác của Unfathomable), và việc giết con quái đó cũng như làm đối phương mất 1 aember thì rất có tiềm năng.

Corrode

Corrode – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Sơ sơ thì đây là một lá control artifact và cũng có thể control cả cái khác. Vừa được lựa chọn lại còn có 1 aember bonus. Tuy nhiên nếu có quá nhiều copy của lá này trong deck thì có vẻ không thực sự cần thiết lắm. 
Riku: 4 điểm. Artifact control không bao giờ là yếu cả, các deck mạnh thường sẽ có artifact mạnh. Chưa kể lá bài này lại cho bạn nhiều hơn là lựa chọn diệt artifact. Phá đi 1 upgrade khó chịu hoặc giết hẳn 1 quái có giáp đều là những effect tốt. Linh động cũng là 1 điểm mạnh, thêm 1 aember trên đó nữa, quá hoàn hảo.

Cup of Water

Cup of Water – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Một lá chuyên dùng để trị Logos, vì đây là nhà có nhiều Cyborg và Robot nhất. Tuy nhiên hiệu ứng vẫn chỉ là Stun, không giải quyết triệt để. Bù lại thì có 1 aember bonus trên lá này.
Riku: 3 điểm. Haha đổ một ly nước làm hư hại hết máy móc :)). Kiểu card này thật ra không mạnh lắm, vì Keyforge không build được deck nên không phải lúc nào bạn cũng sẽ gặp đối thủ có archetype để tối ưu. NHƯNG Logos (nhiều cyborg và nhiều robot) thì lúc nào cũng mạnh nên mình cho nó 3 điểm.

Dark Discovery

Dark Discovery – 4

Hoàng Giang: Điểm 5. Gì chứ lá này ai mở ra cũng vui. Một cách forgekey độc đáo của nhà Unfathomable. Với rất nhiều lá bài có khả năng đẩy bài địch về deck thì lá này thực ra không quá khó như những gì mọi người tưởng lắm. Hơn nữa, Dark Discovery luôn luôn đi cùng bộ  bài với Drawn Down và Dive deep, nên việc forge được 1 key từ lá bài này siêu dễ nếu lên được đủ combo.
Riku: 3 điểm. Mình thật sự muốn cho card này điểm cao hơn vì cá nhân mình thích card này vô cùng. Theo mình key cheat này thuộc loại khó thực hiện, vì trong trường hợp bình thường, chuyện đoán đúng 2 lá bài cuối deck của đối thủ là.. vô cùng khó. Nhưng chuyện có thể chạy nó thoải mái lấy aember và biết thông tin về deck địch còn gì cũng là một điều không tệ. Và chưa đâu chúng ta sẽ nói tiếp về các card đi cùng với nó.

Dive Deep

Dive Deep – 4

Hoàng Giang: Điểm 5. Một lá có hiệu ứng đẩy quái về cuối deck, tuy nhiên khá hên xui. Cho 5 điểm là bởi vì lá này nằm trong chuỗi combo với Dark Discovery và Drawn Down, nên chắc chắn ai mở ra cũng sung sướng rồi.
Riku: 3 điểm. Việc không có aember và discard ngẫu nhiên 1 lá bài top deck của địch thì không có gì đặc biệt ở đây cả. Nhưng có thể hất 1 quái khỏi sân và xuống cuối deck là một effect khá tốt. Cũng là một hiệu ứng bounce giống Lost in the Woods nhưng không tính toán chính xác mục tiêu được. Hãy cẩn thận trong các kèo đấu mirror vì nếu địch không có con quái nhà đó trên bàn thì quái bị hất đi chính là của bạn đó.

Drawn Down

Drawn Down – 4

Hoàng Giang: Điểm 5. Phá bài địch còn ghê hơn cả Vandalize của Shadow mùa 4. Cực kì hiệu quả nếu đánh với các deck theo thiên hướng combo, vì có thể vứt hết key card của đối phương đi. Hơn nữa là setup cho việc sử dụng Dark Discovery.
Riku: 3 điểm. Một disrupt ổn, trong trường hợp bình thường bạn sẽ biết được địch còn gì trong deck và bạn có thể khiến địch khó khăn hơn trong việc tìm kiếm các combo của mình. 1 card vào discard 1 card vào cuối deck đều khiến việc rút được những lá bài đó vô cùng khó khăn cho địch thủ. Mình nghĩ nó thậm chí còn đáng 4 điểm cơ. Vậy cùng với Dive Deep và Dark Discovery (gọi tắt là DD combo), bộ 3 này khiến keycheat có vẻ dễ thở hơn tí nhưng nếu không có hỗ trợ mạnh mẽ đến từ Logos, sẽ hơi khó khăn cho bạn để có thể thực hiện combo. Nhưng kể cả sau đó không có Dark Discovery, mình đánh giá cả Dive Deep và Drawn Down là 2 card ổn.

Deep Priest Glebe

Deep Priest Glebe – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Đa số quái nhà Unfathomable đều là Aquan, nên lá này có synergy rất tốt.
Riku: 4 điểm. Effect rất mạnh và với body 5, đây là một con quái khó chịu. Vì tính chính nó nên nó không hề lỗ tí nào kể cả bạn không còn con quái Aquan nào trong tay. Nếu địch không xử lý nó thì mọi lượt tiếp theo của Unfathomable đều là cục nhọt ở đít cho đối thủ, chưa kể còn có rất nhiều combo lên các quái exhaust nữa chứ.

Echo Pearl

Echo Pearl – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Gây đủ hết các hiệu ứng khó chịu lên một quái địch, giúp bạn đỡ mệt não với những quái có năng lực reap/fight phiền phức. Hơn nữa lại còn có 1 aember bonus.
Riku: 3 điểm. Effect cũng không tệ, omni cho phép mình sử dụng bất kỳ lúc nào cũng ổn và thực ra khả năng nó đem lại cũng khá tốt. Việc exhaust, stun và enrage cùng lúc coi như có thể khóa 1 con quái khỏi reap trong 3 lượt liên tiếp. Không quá tệ nhưng vì là artifact nên vẫn chậm.

Effigy of Melerukh

Effigy of Melerukh – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Nếu không có combo nào liên quan tới lực đánh của lá bài này, thì lá bài này khá….vớ vẩn. Nó có thể bị tiêu diệt khi đang là artifact, vì mất rất lâu nó mới có thể hoá thành creature. Khi là creature, nó cũng có thể dễ dàng bị tiêu diệt bởi các lá dọn bàn hoặc destroy thẳng. Và kể cả nó không chết, thì cũng chỉ là một cái xác bự con không hơn không kém, chẳng tác dụng gì mấy.
Riku: 2 điểm. Nếu không phải vì nó có combo thì mình đã cho con này 1 điểm. Một lá bài không sinh ra aember, lại chậm nữa chứ. Một con quái body 100 armor 100 nghe thì kinh đó nhưng game nào chứ không phải game này… Có một tỷ cách để tiêu diệt 1 con quái như vậy mà không cần đánh nhau, và giữa 1 con quái 100 body 100 armor với 1 con quái bình thường khác thì khả năng kiếm tiền cũng tương đương nhau. Thế nên lá này chả có gì đặc biệt, trừ khi bạn có combo với 1 lá mới của nhà Untamed tên là Waste Not (giết 1 con quái friendly và rút card bằng với nửa sức mạnh của nó).

Flamegill Enforcer

Flamegill Enforcer – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Cái năng lực bị enrage khi đối phương raise tide của lá này chán thật sự. Nhưng action capture tận 3 tiền có thể chặn key đối phương trong khá nhiều trường hợp nên cũng có thể sẽ đáng giá 3 điểm trên thực tế.
Riku: 3 điểm. Body cũng khỏe và action capture 3 khá ổn. Nó làm mình nhớ tới Berinon (hoặc Octavia), đều là những quái khá ổn, khả năng cản cũng ổn. Điểm yếu là nó thể bị enrage, gây khó chịu nhưng nếu suy nghĩ theo một hướng khác đó là khi thủy triều thấp sẵn thì con quái này không có điểm yếu nữa (nếu bạn chưa có nhu cầu đẩy thủy triều).

Flamegill Enforcer (Evil Twin)

Flamegill Enforcer (Evil Twin) – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Năng lực bị enrage cũng chán y hệt người anh em của nó, nhưng action của lá này là steal 1, nên giá trị hơn bản thiện một chút.
Riku: 3 điểm. Effect mạnh hơn bản thiện kha khá, nó khá giống Yantzee Gang (thậm chí trâu hơn) nhưng do chậm nên không đủ để lên 4 điểm.

Flash Freeze

Flash Freeze – 4

Hoàng GIang: Điểm 4. Đúng nghĩa là đóng băng luôn. Có 1 tiền lại còn khoá bàn của địch, không có gì để chê cả. 
Riku: 4 điểm. Mình sẽ sớm làm một bài nói về thuật ngữ delta của Keyforge thôi (một thuật ngữ dùng để chỉ khả năng tối ưu lượt đánh của mình) vì những lá bài như thế này rất tối ưu trong việc ép delta của địch trong lượt tiếp theo. Bạn có thể tưởng tượng địch có thể chọn 1 nhà trên sân, vừa đánh card trên tay vừa dùng quái dưới bàn, quá sức hiệu quả. Và với những thứ như Flash Freeze, đối phương đã chỉ còn có thể làm được 1 nửa trong mệnh đề trước. Rất mạnh.

Frigorific Rod

Frigorific Rod – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Mỗi khi gọi nhà Unfathomable thì khoá được 1 creature địch hoặc 1 artifact. Năng lực ổn định, hơn nữa còn có tiền.
Riku: 3 điểm. Ổn, không có gì nhiều để nói về lá bài này ngoài chuyện disrupt ổn và combo tốt với các card khác cùng nhà.

Fuguru

Fuguru – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Lá này năng lực hay, cơ mà 1 lực thì dễ chết quá. Dạng như Succubus mà không khó chịu bằng.
Riku: 3 điểm. Effect của Succubus nhưng chỉ có body 1, việc poison không hỗ trợ nó nhiều lắm vì với 1 máu nó dễ dàng bị xử lý bởi các card ping (đặc biệt ở mùa 4). Và với effect như này, đa số các trường hợp bạn sẽ muốn nó sống hơn là trao đổi với địch.

General Sherman

General Sherman – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Một lá clear bàn tạm thời khá kì lạ. Kiểu như tạm clear 1 turn để chờ lấy được những lá cần thiết rồi tính sau vậy. Cũng là một cách trao đổi hay nếu như bạn có ít quái và địch thì có nhiều. Nhưng cũng nên xem xem lúc mà dàn quái kia trở về thì bạn làm như nào. Một điểm nữa mình không thích ở lá này lá nó khiến cho người chơi phải xếp riêng những lá bị purge do hiệu ứng này sang một bên, tự dưng làm cho rối rối bàn chơi.
Riku: 3 điểm. Một dọn bàn tạm thời khá ổn, chỉ tạm ổn thôi vì ở các deck mạnh việc tiêu diệt hoặc bounce một quái body 10 không quá khó. Nhưng cũng gây ra độ khó chịu không ít. Nếu bạn là người xử lý Sherman trước, quái bạn sẽ ready trước đối thủ và cũng là 1 cách để combo đấy nhé. Đương nhiên hãy cẩn thận nếu địch là người giải quyết Sherman, vì như vậy quái của bạn sẽ ready sau quái của địch đấy nhé.

Giltspine Netcaster

Giltspine Netcaster – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Hiệu ứng reap tạm ổn, hơn nữa lại có 2 enhance capture. Tuy nhiên máu hơi mỏng nên quá dễ giải quyết.
Riku: 3 điểm. Effect hơi yếu, chỉ tiện combo với card cùng nhà nhưng 2 dấu capture thì khá ổn. Nên mình vẫn có thể cho nó 3 điểm.

Giltspine Netcaster (Evil Twin)

Giltspine Netcaster (Evil Twin) – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Tương tự như bản thiện, tuy nhiên là hiệu ứng reap dùng để nối nhà. Không quá nhanh mà cũng chưa chắc dùng được, nên lá này cũng chỉ ổn thôi.
Riku: 3 điểm. Effect ổn hơn một chút, có tiềm năng khi combo với các card dùng chéo nhà như Star Alliance chẳng hạn. Cộng thêm 2 capture enhance nữa.

Hookmaster

Hookmaster – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Meh…hiệu ứng cũng ghê vì gây mất 2 tiền, cơ mà 4 máu 1 giáp thì cũng chỉ đi bắt nạt mấy bạn nhỏ thôi. Mà lại còn phải có High Tide để kích hiệu ứng. Khá chán.
Riku: 3 điểm. Effect control aember khá tốt, nhưng body không quá mạnh và lại cần thủy triều nên chỉ có tính áp lực chứ không quá kinh khủng.

Horrid Synan

Horrid Synan – 1.5

Hoàng Giang: Điểm 1. Phí 1 slot bài. 
Riku: 2 điểm. Chỉ là body 4 với Poison. Cũng có đất sử dụng nhưng chắc chắn đây không phải là thứ bạn muốn nhìn thấy trong deck rồi.

Horrid Synan (Evil Twin)

Horrid Synan (Evil Twin) – 1.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Bản ác thì khá hơn 1 tí vì có thêm taunt. Nhưng 2 máu thì nhoằng cái chết.
Riku: 1 điểm. Có thêm taunt để bảo vệ quái mình cũng được nhưng với body 2 thì nó có thể dễ dàng bị xử lý bởi action card.

Kaupe

Kaupe – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Lá này khá hay, vì hiếm khi nào đối phương lại có đủ cả 4 loại bài này trong tay. Thực chất thì lá này giống ember imp, nếu có bảo kê tốt và trong đúng trường hợp thì sẽ xứng đáng 4 điểm.
Riku: 3 điểm. Tiềm năng của nó rất giống Ember Imp, rất khỏe trong disrupt gây khó chịu cho kế hoạch của địch các lượt tiếp theo. Cũng như Ember Imp, nó khá dễ để bị xử lý nhưng khác với Ember Imp khi Dis có rất nhiều thứ có thể hỗ trợ cho Ember Imp nên mình chỉ cho Kaupe 3 điểm.

Kaupe (Evil Twin)

Kaupe (Evil Twin) – 1

Hoàng Giang: Điểm 1. Huhu, đổi việc chỉ được chơi 1 lá mỗi loại để lấy được body 7 lực và khả năng vứt bài bắn dmg thì ngu quá. Lá này như kiểu hết ý tưởng sinh đôi nên làm tạm vậy ấy.
Riku: 1 điểm. Sau khi xem xét rất kỹ thì mình nghĩ mình không thể cho card này nhiều điểm hơn. Những card gây giới hạn cho mình người dùng ở Keyforge chưa bao giờ mạnh cả, thậm chí còn có thể để đối phương tận dụng triệt để nữa chứ. Body 7 chỉ khiến bạn khó cho nó chết hơn, và effect fight/reap của nó cũng không quá mạnh nữa, chỉ có tác dụng để chạy bài. Nhưng nếu trong lượt house khác thì bạn chết chặt.

Kiligog’s Trench

Kiligog’s Trench – 1

Hoàng Giang: Điểm 1. Thật ra thì cũng không biết đánh giá điểm lá này như nào. Nó còn khó dùng hơn cả Fangtooth Cavern nữa, và khả năng cũng không ổn định. Nhiều khi nó sẽ huỷ những quái quan trọng của chính bản thân bạn. Tốn 1 slot cho lá này cảm thấy không xứng đáng cho lắm.
Riku: 1 điểm. Nghe thì có vẻ hay ho nhưng nó yếu hơn rất nhiều nếu so với artifact tương tự là Fangtooth Cavern. Ít ra bạn có thể tính để dùng Fangtooth Cavern, còn lá này thì khó hơn hẳn, khả năng cao quái của bạn sẽ chết chung với địch. Chưa kể đến chuyện sau một số lượng lượt nhất địch, nó không còn tác dụng gì nữa cả (nó chỉ mạnh ở các giai đoạn từ 2 đến 5 vì đây có số lượng quái nhiều nhất). Tuy nhiên mình nghĩ nó sẽ mạnh hơn nếu deck của bạn ít quái, cơ mà game này không build deck được nên các bạn hiểu rồi đó.

Kiri Giltspine

Kiri Giltspine – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Ngăn chặn việc spam reap liên tục nhiều lượt của đối phương, giúp hạn chế sự đáng sợ của các quái có hiệu ứng reap nguy hiểm. Có elusive và body 3 cũng khá giá trị, tuy nhiên vẫn không phải là khó để giải quyết.
Riku: 3 điểm. Body 3 elusive có độ dai vừa đủ và effect nó đem lại khá ổn. Nó rất tốt để chuyên cản những deck có 1 nhà có thể chạy từ đầu đến cuối game (hoặc nhiều lượt liên tiếp, như Star Alliance chẳng hạn). Địch vẫn sẽ có cách tiêu diệt Kiri trước, hoặc trong những lượt đầu khi board chưa phát triển đủ thì Kiri không áp lực quá, nên mình cho 3 điểm.

Llack Gaboon

Llack Gaboon – 1.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Mặc dù có synergy tốt với các lá khác của nhà Unfathomable tuy nhiên việc chỉ có năng lực sống sót cao không giúp cho lá này có giá trị gì lắm.
Riku: 1 điểm. Effect này khá khó để giữ cho nó luôn đủ mạnh, trừ khi deck bạn rất mạnh trong khoảng exhaust quái này. Và kể cả thế, nó vẫn chỉ là 1 con quái có body khỏe thôi.

Mælstrom

Mælstrom – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Lá dọn bàn này khá căng, không có gì để bàn cãi. Vừa dẹp bàn vừa khiến cho địch có một lượng bài phải bốc ra trước khi tìm được các công cụ mới. Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là một lá dọn bàn toàn diện vì sẽ có trường hợp buộc phải đẩy những quái có hiệu ứng play của địch về. Đồng thời việc đẩy quái của bản thân về deck khiến cho bạn cũng vất vả trong việc bốc bài tương tự, hơn thế nữa còn dính 2 chain. Mình không có thiện cảm với các lá bài clear không toàn diện mà lại còn ăn chain như này lắm.
Riku: 3 điểm. Một card dọn board kinh khủng. Với giá 2 chain, nó xử lý toàn bộ board và có khả năng cao sẽ disrupt địch trong nhiều lượt tiếp theo khi khiến địch bốc xấu hơn. Đương nhiên nó cũng vài khuyết điểm, đầu tiên là nó cũng xử lý tương tự cho board của bạn (dù bạn nắm quyền chủ động) và nếu địch có nhiều quái có effect mạnh mẽ thì đây không phải là cách dọn bàn bạn muốn.

Omnipus

Omnipus – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Con bạch tuộc mà mọi người săn đón đây.  Việc có 8 quái taunt ở trên bàn bảo kê chờ để omnipus reap ăn tiền nghe khá thú vị. Tuy nhiên thì reap ăn tiền bằng số tentaclid thì nó cũng giống như việc các Tentaclid tự reap thôi. Mà Omnipus mà ăn 1 hit  chết luôn thì tự dưng bạn lại có mấy cái xúc tu chỉ dùng để đánh nhau trên bàn. Nhưng có thể lá này sẽ xứng đáng 4 điểm khi đánh thực tế, vì việc discard 8 lá bài đôi khi giúp bạn xoay lại bài rất nhanh, hơn nữa còn bỏ bớt đi được những lá Tentaclid ra khỏi vòng bài mới.
Riku: 2 điểm. Lá bài này thực sự khó để mình cho điểm khi mình chưa test đủ nhiều nó. Nó tốn ít nhất 4 slot (tối đa 8) trong nhà Unfathomable, vốn là một kiểu thường không ai muốn cả. Tuy chuyện dàn board Unfathomable trở nên dễ dàng hơn với Omnipus để chuẩn bị các lượt sau, nhưng mình không nghĩ lợi ích nó đem lại đủ lớn. Nếu địch không có khả năng áp lực bàn hoặc dọn bàn thì mình nghĩ cũng không tệ, nhưng các deck mạnh thường không thiếu các yếu tố đó.

Photic Raider

Photic Raider – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Body hơi yếu và dễ xử lí kể cả khi có hiệu ứng cộng lực lúc High Tide, tuy nhiên thì khả năng play capture 2 ổn.
Riku: 3 điểm. Effect ổn, có khả năng cản tiền ngay lập tức. Ngoài ra không có gì đặc biệt.

Portalmonger

Portalmonger – 4.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Chặn key tốt, mặc dù phụ thuộc vào tide. Nhưng cũng khó chịu ra phết, vì đối phương phải chịu 3 chain để có thể huỷ hiệu ứng. 4 máu cũng khó để giải quyết.
Riku: 5 điểm. Cản rất mạnh, rất đáng với 3 chain, nếu có card đẩy thủy triều lại càng mạnh. Body 4 cũng khá ổn. Bạn có thể so sánh với Garcia chẳng hạn, Portalmonger trâu hơn và điểm mạnh nhất của nó chính là việc bạn có thể chọn nhà khác mà vẫn cản được địch.

Pour-tal

Pour-tal – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Một lá raise tide free, hơn nữa lại có thể đánh ra lấy 1 tiền và chờ khi đối phương lật Tide của mình thì đánh ra tiếp.
Riku: 4 điểm. Nó là công cụ farm aember vô cùng đáng sợ của Unfathomable. Effect đẩy thủy triều vốn đã mạnh rồi, và càng mạnh khi thủy triều đang cao sẵn. Nếu bạn có nhiều hơn 1 lá này trong deck, bạn sẽ có thể kiếm rất nhiều tiền liên tục. Loại bài này rất khó để đối thủ đối phó, nên thường sẽ mặc kệ. Càng mạnh hơn nếu bạn đánh trái mùa.

Rakuzel’s Chant

Rakuzel’s Chant – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Hiệu ứng exhaust hay. Hơn nữa là kể cả khi exhaust toàn bộ quái lúc Tide High thì đến lượt mình cũng ready lại hết. 1 tiền và exhaust toàn bộ quái địch? Nghe quá tuyệt.
Riku: 4 điểm. Effect thứ nhất thì bình thường, nhưng effect sau thì rất mạnh. Nghe thì tưởng tất cả quái sẽ ảnh hưởng mình nhiều, nhưng đằng nào bạn cũng sẽ ready lại vào cuối lượt cả thôi. Chỉ là nó đôi khi chưa đáng để đổi 3 chain nên exhaust 1 quái cũng ổn.

Rustmiser

Rustmiser – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Hiệu ứng exhaust artifact địch trông thế chứ thực ra cũng ít đất diễn, bởi artifact không phải lúc nào cũng nhan nhản trên bàn trong keyforge. Nên creature này cũng chỉ tạm ổn và tình huống mà thôi.
Riku: 3 điểm. Effect cũng được, nhưng không phải lúc nào đối thủ của bạn cũng nhiều artifact, và cũng chưa chắc artifact mạnh của địch thuộc dạng sử dụng. Nên chỉ đáng 3 điểm.

Scyphos

Scyphos – 1.5

Hoàng Giang: Điểm 1. Hazadous 4 và lúc chết thì archieve lại bản thân. Nhưng mà để làm gì? Có một cái body khó chết ở trên bàn? Phí 1 slot bài.
Riku: 2 điểm. Không có gì đặc biệt lắm, chỉ là 1 body khó giết và nếu thủy triều cao sẽ quay trở lại sớm. Lưu ý nó không phải Aquan nên không combo được với một số thứ như Deep Priest.

Seabringer Kekoa

Seabringer Kekoa – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Thực ra lá này giá trị ở body 7 power và Taunt. Chứ hiệu ứng lúc chết Raise Tide thì đối phương có thể lựa mà đánh được.
Riku: 3 điểm. Body khỏe và taunt nên khá ổn. Cơ mà body khỏe trong trường hợp này lại không quá lợi. Bạn khó có thể chủ động tự sát nó để đẩy thủy triều, nhưng đối thủ có thể giải quyết khi bạn đang thủy triều cao hoặc tương tự. Đôi khi đi với các card có thể tự xử lý quái mình sẽ mạnh hơn một chút.

Sink or Swim

Sink or Swim – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Là một lá bài tốt, hai hiệu ứng đều gây khó chịu cả. Lá này là common nên việc 1 lượt bị Unfathomable discard 2-3 lá bài có thể sẽ xảy ra ở mùa 5.
Riku: 3 điểm. Lại một công cụ disrupt mạnh, nhưng mình tạm cho nó 3 điểm cho đến khi test đầy đủ. Nó có độ linh động khi cho phép chọn hiệu ứng. Cả hai hiệu ứng đều ở mức ổn.

Sleep with the Fishes

Sleep with the Fishes – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Lá này có synergy tốt với các lá khác của nhà Unfathomable. Tuy nhiên nếu vô tình đứng lẻ thì lại thiếu hiệu quả. 
Riku: 3 điểm. Rất mạnh nếu bạn có card combo với nó, thường thì Unfathomable bạn sẽ đi kèm với vài lá exhaust địch nên mình nghĩ trung bình bạn sẽ tiêu diệt được 1 đến 2 quái địch. Nếu bạn có combo có thể clear bạn địch thì nó sẽ đáng 4 điểm. Hãy cẩn thận dùng nó trước khi thả quái của mình nhé. P/s: gặp mirror Unfathomable sẽ rât cần kỹ năng khi sử dụng nhé.

Sobogg’s Thingamabob

Sobogg’s Thingamabob – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Lá này khiến cho lượt forgekey của địch là lượt mà địch ko thể dùng quái đang có sẵn trên sân. Khá thú vị, nhưng cũng ko hẳn là một lá quá khoẻ và đáng lo ngại.
Riku: 3 điểm. Có thể sẽ yếu hơn. Nó làm địch chậm đi kha khá nhiều nếu đang thắng thế, một công cụ comeback khi bạn đang thua cũng ổn. Nhưng không khó để xử lý tình huống đó lắm, đặc biệt là trong tay người chơi cứng tay.

Sparkfist

Sparkfist – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Art thì ngầu mà năng lực thì bình thường. Hiệu ứng Fight mà có body 2 máu thì dễ bị xử lí trước khi kịp Fight.
Riku: 2 điểm. Effect tạm được, đi với Skirmish cũng được nhưng body 2 dễ bị xử lý và lại một lần nữa, effect fight như thế này thường không quá ảnh hưởng lắm.

Storm Surge

Storm Surge – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Lá này khiến cho toàn bộ artifact và quái trên sân của đối phương vô dụng trong lượt tiếp theo. Hơn nữa còn tạo ra áp lực khiến đối phương không dám dàn thêm quái/artifact quan trọng ra vì sẽ bị tiêu diệt.
Riku: 3 điểm. Lá này rất có tiềm năng, nó sẽ khiến đối phương phải chọn không sử dụng nhà có nhiều quái trên bàn trong lượt tiếp theo. Nhưng không phải lúc nào tình huống đó cũng tệ với đối thủ, và cũng đôi khi việc không ready trong lượt tiếp vẫn đáng để sử dụng các quái mạnh mẽ trên sân.

Taniwha

Taniwha – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Taniwha sẽ sống khá lâu ở trên sân và chắc cũng gain được kha khá tiền. Vấn đề chỉ là phải giết quái mình mà thôi. Đây lại còn là effect bắt buộc nên chỉ cần đối phương liên tục dọn quái của bạn là Taniwha hoá thành pho tượng đứng im.
Riku: 2 điểm. Effect này thường có hại hơn có lợi. Bạn sẽ phải giết 1 con quái mà nếu nó sống thì mỗi lượt bạn chọn nhà đó bạn sẽ kiếm được aember thôi. Càng căng hơn nếu con quái đó có effect mạnh mẽ. Taniwha sẽ mạnh nếu deck bạn có nhiều hiệu ứng destroy mạnh, cơ mà mình nghĩ cũng không đáng lắm. Nếu nó là con quái duy nhất của bạn thì nó sẽ tự sát luôn…

Taniwha (Evil Twin)

Taniwha (Evil Twin) – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Bản Evil Twin thì lại khá khoẻ. Mình nghĩ là lá này cũng có thể giá trị 4 điểm trong thực tế. Việc kéo lại quái đặt lên top deck rất hay, có thể tái sử dụng các creature có hiệu ứng play tốt. Nhưng do hiệu ứng này đến từ một creature nên thực ra khá chậm.
Riku: 3 điểm. Con này thì mạnh hơn (khá nhiều), mình nghĩ có thể nó sẽ được 4 điểm nếu vào đúng deck. Việc kéo những quái quan trọng trở lại rất cần thiết, đặc biệt với nhiều quái disrupt của nhà Unfathomable. Tuy nó hơi chậm nhưng vẫn xứng đáng.

Te-wheke Kraken

Te-wheke Kraken – 1

Hoàng Giang: Điểm 1. Lại một bạn quái to với 12 lực và năng lực chỉ để gây sát thương. Hơn nữa lại còn phải exhaust 2 quái Unfathomable để được xuống sân. Quá cồng kềnh.
Riku: 1 điểm. Đệt. Con quái này sẽ đi vào lịch sử quái rác của thế giới Keyforge. Nó gần như là dead card cho cả game của bạn, thậm chí nó còn chưa chắc đã là body trên sân nữa. Bạn không thể đánh nó ở lượt đầu, hoặc lượt mà bạn chưa có hoặc chỉ có 1 quái Unfathomable trên bàn. Và tất cả những gì nó đem lại là gì? Một effect yếu đuối vô cùng.

Tentaclid

Tentaclid – 1.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Đồng bộ với Omnipus nên hiệu ứng không có nhiều. Taunt là giá trị tốt nhất mà lá này mang lại. Nếu không phải được gọi ra nhờ hiệu ứng của Omnipus thì bốc lên mấy lá này rõ buồn.
Riku: 1 điểm. Con này khó để tính điểm vì nó đi cùng Omnipus nên thật ra nó tầm 2 điểm cơ. Không reap được quả là rác nhưng vì có Omnipus nên thật ra nó không tệ (lắm).

Thalassophobia

Thalassophobia – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Phá combo trước cả khi địch kịp sờ vào. Discard 10 lá cực kì tuyệt vời để có thể ngăn chặn địch trong vòng bài hiện tại. Sẽ có trường hợp xấu là lá bài này lên muộn và giúp đối phương chạy nốt chỗ bài còn lại. Nhưng dù sao thì vẫn là một lá bài giá trị tốt.
Riku: 3 điểm. Lá này thuộc về phía card kỹ năng nhiều hơn. Với một game có thể cycle deck như Keyforge, việc discard top 10 card không có gì đáng sợ cả. Thậm chí việc giúp địch cycle deck nhanh hơn có khi lại là điều hại. Nhưng nó có thể giúp bạn tính toán deck của đối thủ và từ đó lên kế hoạch xử lý cho lượt của mình.

The Chosen One

The Chosen One – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Một lá thú vị. Chặn ready của rất nhiều quái trên sân địch. Tuy nhiên cũng không quá khó để giải quyết lá này.
Riku: 3 điểm. Effect disrupt khó chịu vô cùng. Nếu địch không xử lý, cản 9 con quái của địch ready là một thứ rất phiền hà. Nó làm chậm hẳn kế hoạch của địch. Nếu địch quyết định trao đổi để giảm thiểu số quái bị exhaust của mình thì với body 9, The Chosen One quá ổn trong trường hợp đó. Tuy nhiên mình cho nó 3 điểm vì quyền chủ động xử lý thuộc về đối thủ và cũng không thiếu action có thể xử lý được nó.

The Susurrus

The Susurrus – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Đổi exhaust 1 creature lấy exhaust 3 creature/artifact? Best trao đổi còn gì nữa. Lá này ứng dụng thực chiến chắc chắn tốt. Mỗi tội là artifact nên vẫn chậm chạp 1 chút.
Riku: 3 điểm. Effect khá ổn khi trao đổi 1 exhaust của mình lấy 3 exhaust của địch. Combo tốt với các card khác của Unfathomable.

Thundertow

Thundertow – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Exhaust 2 creature là hiệu ứng tốt. Hơn nữa lại ngay lập tức gây 2 sát thương. Có thể dùng đế khống chế hoặc tiêu diệt tuỳ ý, và có 1 aember.
Riku: 3 điểm. Lại một effect exhaust nữa. Exhaust 2 quái khá ổn, và việc gây 2 sát thương lên quái exhaust cũng mạnh, có thể chọn để tiêu diệt luôn quái trong một số tình huống. Nhưng hãy cẩn thận khi đấu với kèo mirror Unfathomable nhé, không thì lại clear cả bàn mình mất.

Tidal Wave

Tidal Wave – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Một lá destroy khoẻ, có thể xử lí được 3 quái của địch cùng lúc. Tuy nhiên đối phương có thể lựa theo lá này để không đặt các quái nguy hiểm cạnh nhau. Hơn nữa việc Raise Tide cho đối phương cũng có thể đem lại nhiều nguy hại. Tất nhiên là có thể xứng đáng 4 điểm khi ở trong một bộ bài đẩy Tide linh hoạt.
Riku: 3 điểm. Mình hơi phân vân không biết có nên cho nó 2 điểm nhưng nghĩ lại thì việc tiêu diệt tối đa 3 quái của địch cũng rất mạnh, dù sẽ phải cho địch đẩy thủy triều miễn phí. Nếu bạn có card đẩy thủy triều trở lại thì lá này quá mạnh rồi, coi như không lỗ gì cả.

Tomwa of the Glow

Tomwa of the Glow – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Lá này rất tốt nếu có bảo kê. Mặc dù khá dễ chết với 3 máu, tuy nhiên lá này có hiệu ứng đáng ngại không khác gì Professor Sutterkin của Logos, thậm chí khoẻ hơn nhiều vì có exhaust địch. Kể cả có phải trả 3 chain để kéo Tide sau đó reap bốc bài thì cũng đáng.
Riku: 3 điểm. Đây là một kiểu giống Sutterskin, nếu địch không xử lý thì bạn có thể snowball rất mạnh trong các lượt sau. Điểm yếu của nó so với Sutterskin là việc exhaust quái địch thì khó hơn việc thả quái Logos.

Tomwa of the Glow (Evil Twin)

Tomwa of the Glow (Evil Twin) – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Bản ác thì lại không đáng sợ bằng, vì cả hai effect đều phải có High Tide mới sử dụng được.
Riku: 3 điểm. Con này chắc cười vào mặt PI Sweven. Cùng effect nhưng body hơn 1 số lại kèm theo exhaust 1 quái.

Under Pressure

Under Pressure – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Lá này vui dã man. Coi như đối phương có một cái xác vô dụng trên bàn.Mình rất thích cái kiểu khoá bằng upgrade này nên lá này xứng đáng 4 điểm ( có 1 aember trên lá này nữa).
Riku: 4 điểm. Quá mạnh, con quái bị gắn cái này từ đây về sau chỉ còn có thể sử dụng 1 lần cuối cùng.

Voice of Rakuzel

Voice of Rakuzel – 1.5

Hoàng Giang: Điểm 2. High Tide năng lực cũng bình thường mà Low Tide thì lại bóp. Không có gì đặc sắc.
Riku: 1 điểm. Buff bàn thì không tệ, nhưng đối phương có thể tận dụng triệt để effect này trong lượt đối thủ nên mình thấy con này khá rác.

Whirlpool

Whirlpool – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Lá này vui phết. Nhưng thực ra chỉ vui nhộn thôi chứ rất khó kiểm soát. Đánh với deck lệch nhà thì càng đau đầu. Và đối phương hoàn toàn có thể chơi khéo để không bị bắt mất mấy creature quan trọng.
Riku: 2 điểm. Mình cho nó 2 điểm vì khả năng tạo combo của nó, bạn có thể tưởng tượng để những trường hợp bạn có những quái capture mạnh mẽ, sau đó cuối lượt bạn đá nó qua cho đối thủ (mùa này có Bring Low/Gatekeeper/Crassosaurus). Cũng không tệ. Và đó chỉ là một trong số ít combo lá này có thể tạo ra. Cơ mà, nó cần deck thích hợp, nó cần kỹ năng để xử lý, và địch cũng không phải là không làm gì được. Thế nên.. 2 điểm.

Wikolia

Wikolia – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Vẫn là một hiệu ứng reap hay trên một body nhỏ bé. Cơ mà dù sao thì vẫn là một creature đáng ngại.
Riku: 3 điểm. Effect ổn, nhưng hơi chậm, thường chúng ta sẽ muốn hiệu ứng cản key là hiệu ứng play. Nhưng không tệ với body 3.

Wikolia (Evil Twin)

Wikolia (Evil Twin) – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Gần giống như Rhetor Gallim của nhà Saurian tuy nhiên ko có hiệu ứng play. Chậm và dễ xử lí nhưng cũng là một creature đáng ngại.
Riku: 3 điểm. Tương tự bản thiện, việc thêm 2 key cost nhưng với giá exalt không khiến giá trị nó thay đổi nhiều lắm. Đồng ý là nó cản mạnh hơn, nhưng về cơ bản thì không khác biệt quá nhiều.

Wrath or Ruin

Wrath or Ruin – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Mình đánh giá cao hiệu ứng thứ 2, tuy nhiên đối phương có thể khéo đặt các quái có hiệu ứng play ở hai rìa. Dù hiệu ứng nào thì cũng giải quyết được quái của địch nên lá này ổn.
Riku: 4 điểm. Có aember là được 5 điểm rồi. Giết 1 quái flank là một hiệu ứng ổn, địch có thể tránh bằng cách để quái không quan trọng bên ngoài. Nhưng bounce 2 quái lên tay thì mạnh hơn rất nhiều (tưởng tượng đến Light Outs).

TỔNG KẾT

Điểm trung bình: 3.5

Riku: Nếu không nhìn vào điểm trung bình, bạn sẽ thấy sức mạnh của nhứng lá bài mới nhà unfathomable đa phần đều đáng sợ và có lỗi đánh rõ ràng. Nó thực sự sẽ làm mưa làm gió nếu deck bạn nắm giữ các tổ hợp những lá đó, tỷ lệ deck bạn yếu nếu có Unfathomable sẽ ít đi nhiều. Câu hỏi lớn nhất đó là liệu với sức mạnh mới của Unfathomable thì có thể đánh với các deck mùa khác hay không? Mình nghĩ là chưa đủ nhưng thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời chính xác hơn.

Hoàng Giang: Nhà Unfathomable lần đầu tiên góp mặt trong Keyforge nhưng cho thấy một chiến thuật rất rõ ràng của việc exhaust, đẩy bài về tay hoặc đẩy bài về top deck của đối phương. Các lá bài action của Unfathomable rất mạnh mẽ, và chắc chắn là cực kì gây khó chịu. Combo 3 lá chắc chắn Forge được 1 key của nhà này kiểu gì cũng sẽ được săn đón như MGKA của nhà Mars mùa 2. Nói chung, đây là một nhà mạnh, và đáng để mong chờ mỗi khi bóc deck. Mình bắt đầu có cảm giác là các nhà sản xuất keyforge thường xuyên cho các nhà mới xuất hiện cực khoẻ, sau đó nerf dần khi vào các mùa sau đó thì phải. Nhà này có nhiều lá khoẻ một cách quá đáng thật sự.

Trả lời