Dark Tidings Card Review – Sanctum

Dark Tidings Card Review – Sanctum

Tiếp tục series thì bọn mình xin phép review tiếp nhà Sanctum.

Sau mùa 3 vắng bóng, Sanctum trở lại mùa 4.. một cách mờ nhạt. Sanctum chưa bao giờ yếu như thế, và vốn trước đó nó đã không phải là một nhà hiệu quả ở các mùa trước. Không rõ có phải do đội ngũ design lo lắng về chuyện Saurian và Sanctum có thể quá mạnh nếu đi chung với nhau hay không. Thế nên mùa 5 này mọi người rất mong chờ vào một sự đổi mới. Liệu những hiệp sĩ của ánh sáng có mạnh mẽ trong thế giới nước lần này?

Thang điểm Review

5 – Tuyệt vời! Card điểm 5 lúc nào cũng mạnh, cứ mở deck thấy nó là lòng vui phơi phới.

4 – Tốt. Dùng được trong đa số deck và đa số trường hợp. Giá trị cao mà không phụ thuộc nhiều vào deck.

3 – Ổn. Hoặc là giá trị bình thường hoặc là giá trị cao nhưng không ổn định. Đa phần là cần sự hỗ trợ từ card khác.

2 – Tình huống. Card dạng này cần phải setup trước hoặc phải có điều kiện cụ thể, hoặc chỉ đơn giản là.. tệ.

1 – Rác…. Không cần phải nói thêm…

Aja the Inconspicuous

Aja the Inconspicuous – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Nhà Sanctum có rất nhiều lá bài khác có effect liên quan tới việc ở flank thì được thêm hiệu ứng. Với việc không thể bị gây dmg thì Aja có hiệu ứng tốt, tuy nhiên cũng chỉ là một creature khó giết mà thôi, không có gì quá đặc biệt.
Riku: 3 điểm. Thật ra effect này rất có tiềm năng.. ở một game khác. Bạn có thể hiểu lá bài này là: Aja biến 2 lá bên cạnh của mình thành có taunt. Mạnh mẽ hơn là nó cũng không nhận sát thương từ action card luôn. Có thể được sử dụng để trao đổi với quái của đối thủ, hoặc làm chỗ chứa aember capture được. Cơ mà ở Keyforge, một con quái bất tử mà không có effect thì không có gì đặc biệt cả. Chưa kể còn có rất nhiều cách để tiêu diệt một con quái mà không gây sát thương cho nó, cũng có thể tận dụng nó (như Mole chẳng hạn).

Almsmaster

Almsmaster – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Giá trị khá cao và trong hầu hết trường hợp chặn được 2 tiền của đối phương. Tuy nhiên thì hiệu ứng capture thường không quá đáng ngại trong keyforge. Mình khá phân vân việc cho Almaster 3 điểm hay 4 điểm. Nhưng việc hiệu ứng này là Play, nên mình nghĩ xứng đáng 4 điểm, vì hầu như không phụ thuộc vào các điều kiện khác để có thể kích hoạt.
Riku: 3 điểm. Mình hơi phân vân liệu có cho nó 4 điểm không, có lẽ nó nằm ở khoảng 3 và 4 điểm. Nó khá giống với Squire Alys, đổi lấy body mạnh mẽ hơn nhưng capture qua 2 quái bên cạnh. Đôi khi nó không thể capture được tối đa như Squire Alys, nhưng việc có taunt để bảo vệ 2 quái 2 bên cũng là một điểm ổn. Kiểu card aember control này khá cần thiết dù ít hay nhiều. Có lẽ thứ duy nhất khiến mình không cho nó 4 điểm được là vì capture thật sự không mạnh đến thế.

Almsmaster (Evil Twin)

Almsmaster (Evil Twin) – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Hiệu ứng cũng rất khoẻ, và thực ra có thể steal được rất nhiều nếu rơi vào một battleline hợp lí. Tuy nhiên khác với sinh đôi của mình thì Almaster này chậm hơn một chút, và là một lá bài mang tính setup cho các turn sau.
Riku: 4 điểm. Ai mà đã gặp deck tận dụng được sức mạnh của Johnny Longfingers hẳn có thể hiểu phần nào áp lực từ lá này đem lại. Almsmaster yếu hơn một tí vì không tự cho chính mình effect nhưng Sanctum trước giờ không phải là một house mạnh về steal. Trong một setup đẹp và đối thủ không cẩn thận, Almsmaster có thể trở thành một nước đi vô cùng hiệu quả.

Avenging Aura

Avenging Aura – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Tối đa được 2 assault cho đồng minh không có gì quá ấn tượng. Có chăng chỉ là để phá ward và đè mấy creature nhỏ nhỏ. Không tệ nhưng cũng không có gì đáng nói.
Riku: 2 điểm. Nếu nó không có một aember trên đó thì mình đã cho hẳn review vào lòng đất. Card với effect đánh nhau rất hiếm khi mạnh ở Keyforge, lại còn mạnh lên dựa theo số key của đối thủ nữa chứ. Đôi khi lúc dùng hiệu quả nhất là lúc sắp thua. Mục tiêu của lá bài náy thường tương tự như clear board, nhưng tốn thêm các lượt sử dụng quái mà không ra tiền. Quá tệ.

Badgemagus

Badgemagus – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Cùng lí do với Almaster Evil Twin, hiệu ứng thực ra rất hay nhưng lại chậm chạp. Và với 4 máu thì dễ có trường hợp Badgemagus gặp battleline to ngang mình và không kích được hiệu ứng.
Riku: 3 điểm. Effect thì mạnh nhưng lại là effect fight. Nó sẽ có tiềm năng lên 4 điểm nếu mùa 5 này có nhiều hiệu ứng ready and fight lập tức giống Smite và Grey Rider… thật tiếc là không. Cả mùa 5 chỉ có 1 lá như vậy. Badgemagus giống phiên bản yếu hơn của combo 2 Grey Rider hoặc Gangernaut. Có lẽ kiểu combo như vậy quá khó chịu nên FFG không muốn tái hiện nó lại nữa.

Dry the River

Dry the River – 3

Hoàng Giang: Điểm 2. Hại người hại cả mình. Dry the River sẽ chỉ thực sự toả sáng nếu như rơi vào bộ bài có nhiều lá Raise Tide, hoặc là có khả năng tự đập Artifact của bản thân. Còn nếu như đối phương điều khiển thuỷ triều uyển chuyển hơn bạn, thì tốt nhất là vứt béng lá này đi.
Riku: 4 điểm. Lá này mình khá phân vân, nó có tiềm năng lên 5, cũng có tiềm năng xuống 3. Effect của nó cực kỳ khó chịu, aember vẫn luôn là mục tiêu chính của Keyforge thế nên cấm reap là một thứ vô cùng đáng sợ. Nó ép người chơi phải đẩy thủy triều, hoặc là đánh nhau (thường không phải lựa chọn hay). Nếu nó nằm trong 1 deck có nhiều khả năng đẩy thủy triều thì nó rất rất mạnh. Lá này đem đi đánh ngoài mùa cẩn thận kẻo bị ăn đấm.

First or Last

First or Last – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Mặc dù hiệu ứng tốt và có thể lựa chọn cho phù hợp tình huống, song cũng sẽ có kha khá trường hợp không thể sử dụng được. Và thậm chí lá bài này còn không có nổi 1 aember.
Riku: 3 điểm. Lá này mình cũng phân vân, có thể sau khi chơi thử mình sẽ cho nó lên 4 điểm. Hiệu ứng chọn 1 trong 2 rất linh động, và chuyện purge quái như thế này giải quyết rất nhiều vấn đề. Nó loại đi rất nhiều thế loại quái khó chịu, chẳng hạn như Rad Penny mùa 4 hay Gigantic cũng mùa 4.

Grand Melee

Grand Melee – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Một lá dọn bài nhẹ. Tuy nhiên đối phương hoàn toàn có thể xếp battline để tránh lá này được.
Riku: 3 điểm. Lá này khá hay. Mình khá thích những lá bắt người chơi phải suy nghĩ về chuyện đặt quái như thế nào (điều mà mình không giỏi lắm). Trong trường hợp đối thủ đánh quái thông minh, mình vẫn có thể tận dụng khi nắm quyền chủ động tấn công trước. Cơ mà mình nghĩ 3 điểm cũng là hơi cao quá rồi vì đôi khi nó sẽ là dead card.

Grey Augur

Grey Augur – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Hiệu ứng tốt, nhưng cũng như các lá creature khác của nhà Sanctumn, nếu không có hỗ trợ từ các lá bài fight nhanh thì chỉ mang tính setup.
Riku: 2 điểm. Ok effect này sẽ mạnh nếu mùa 5 có nhiều hiệu ứng ready and fight… nhưng đời không như mơ. Việc nó không có deploy cũng khiến lá bài chậm đi rất nhiều. Cùng lắm nó sẽ hỗ trợ kiếm được 1 aember ngay lập tức.

Grey Augur (Evil Twin)

Grey Augur (Evil Twin) – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Biến quái bên cạnh trở thành cỗ máy đào tiền. Song độ nguy hiểm cao, và cũng chưa chắc có hiệu ứng ngay khi vừa chơi. Do đó không thể vượt quá mức 3 điểm được.
Riku: 3 điểm. Effect này thì mạnh hơn khá nhiều, không xử lý nó có thể giúp kiếm kha khá aember trong một lượt (một lần nữa không có deploy khiến nó yếu đi nhiều). Nhưng bù lại phải bị exalt, thứ mà mình nghĩ chỉ mạnh nếu deck có nhiều card tận dụng (ví dụ như nhà Saurian).

Hammer-gram

Hammer-gram – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Hiệu ứng ổn, dù là gây 3 sát thương để xử lí quái hay stun lại cho đỡ phiền, nhưng lại không có viên aember nào bên trên, rất đáng tiếc.
Riku: 3 điểm. Một lá bài ping ổn, nhưng không có aember trên đó khiến mình suy nghĩ chuyện có nên xem xét cho nó chỉ 2 điểm hay không.

Harmonic Ritual

Harmonic Ritual – 4.5

Hoàng Giang: Điểm 5. Đây chắc sẽ là lá Sanctum mình yêu thích nhất trong mùa này. Vừa có sẵn 1 amber bonus mà lại vừa có khả năng đào tiền khủng khiếp. Không thì chí ít cũng cho mình thêm 1-2 đồng nữa. Rất ngon và dễ sử dụng. Lại còn hợp theme Sanctum nữa.
Riku: 4 điểm. Lá này có thể so sánh được với Free Market về tiềm năng kiếm tiền ấy. Trung bình nó có thể kiếm khoảng 2 đến 3 aember. Thậm chí nó còn dễ dùng hơn Free Market nữa. (Và trong một thế giới lý tưởng nó kiếm được tận 11 aember).

Heal or Harm

Heal or Harm – 4.5

Hoàng Giang: Điểm 5. Trong mọi trường hợp đều có thể dùng được và hiệu ứng nào cũng tốt. Hơn nữa, lá bài này lại còn có rarity là common, giúp cho tất cả các quái có hiệu ứng chậm chạp của Santum có thể hoạt động trong nhiều deck.
Riku: 4 điểm. Grey Rider và Smite đã được chứng minh sức mạnh của hiệu ứng ready and fight thế nên card này cũng rất mạnh. Việc nó cho thêm lựa chọn cũng là một điều tốt, trong trường hợp bạn không muốn fight chẳng hạn.

Holdfast

Holdfast – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Tuy có hiệu ứng khoẻ và body 6 máu khó chết, nhưng vẫn cần có những lá bài hỗ trợ setup thì mới dùng tốt được. Theme của lá này cũng rất hay, chú chó trung thành của nhà Sanctum thấy chủ mất máu là đứng dậy.
Riku: 3 điểm. Bạn có thể tưởng tượng nó kiểu Grey Rider, nếu bạn để 2 con Holdfast cạnh nhau thì nó có thể đấm mãi đến khi chết. Nhưng lại một lần nữa không thể tận dụng để reap liên tục. Cơ mà nó có thể được sử dụng nhiều lần trong một lượt, body 6 cũng tốt.

Honor or Glory

Honor or Glory – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Mặc dù gây sát thương cho cả 2 bên nhưng nhà Sanctum thì thường có giáp, nên lá bài này cũng làm một lá clear nhẹ tạm ổn.
Riku: 3 điểm. Một phương thức clear bàn nhẹ của nhà Sanctum, không quá mạnh nhưng rất linh động vì cho người chơi được lựa chọn.

Lærie of the Lake

Lærie of the Lake – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Với cái giá phải trả là High Tide (tức là đôi khi sẽ phải ăn 3 chain cho việc này) thì 2 giáp không quá đáng giá. Tất nhiên còn tuỳ theo quái vật trong deck của bạn có phải là dạng cực kì khó chịu không, nhưng mặt bằng chung thì Larie of the lake không đem lại giá trị cao vậy.
Riku: 3 điểm. Nó giống Grey Monk của mùa cũ, cộng nhiều armor hơn nhưng lại cần có thủy triều. Có tiềm năng nhưng ở mức trung bình.

Lærie of the Lake (Evil Twin)

Lærie of the Lake (Evil Twin) – 1.5

Hoàng Giang: Điểm 1. Việc chỉ cộng giáp cho bản thân và hoá thành một con quái khó clear trong khi phải ăn 3 chain để Raise Tide là một cái gì đó rất kì cục và ngớ ngẩn. Nếu có thêm các lá hỗ trợ khác trong bộ bài thì nghe cũng ổn, nhưng bản thân lá bài này thì không hay cho lắm.
Riku: 2 điểm. Dồn sức mạnh vào 1 con quái thì nó lại khác.. đó là yếu đi. Chả có gì đáng nói ở đây cả.

Light Everlasting

Light Everlasting – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Mặc dù chỉ có thể lôi quái Sanctum về tuy nhiên với 1 aember bonus và coi như quái lôi về có deploy thì rất hợp với các creature mùa này của Sanctum. Hầu như dùng được trong mọi trường hợp.
Riku: 4 điểm. Lá này giống kiểu Exhume nhưng chỉ chọn được quái Sanctum vậy. Cho bạn chọn quái để đánh mà không phụ thuộc vào bài trên tay rất tốt, càng mạnh hơn nếu quái Sanctum của bạn mạnh mẽ. Việc nó có thể sử dụng để đánh quái vào bất kỳ đâu cũng rất tốt, ví dụ như Grey Augur mình đã có nói về chuyện nó không có deploy nên yếu đi ấy. Thậm chí bạn có thể discard 1 quái Sanctum để Light Everlasting nó lên vào vị trí mình muốn ngay trong lượt nó nằm trên tay để có thể xếp nó vào vị trí quan trọng.

Lightsmith Clariel

Lightsmith Clariel – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Việc switch của Lightsmith Clariel có vẻ chỉ để giải quyết những con quái to còn ít máu (2 trở xuống). Năng lực nghe thì lú mà không có tác dụng gì mấy.
Riku: 2 điểm. Vẫn lại là câu chuyện 1 con quái chỉ có body mạnh không phải là điều hay ở Keyforge. Và hiệu ứng swap chỉ số này mình chưa nhìn ra điểm hay của nó.

Lightsmith Clariel (Evil Twin)

Lightsmith Clariel (Evil Twin) – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Nếu đổi giáp và máu của một quái vật không có giáp, thì coi như destroy quái vật đó luôn. Action của bản evil twin này rất hay.
Riku: 4 điểm. Be very afraid quá là một câu quote hợp lý. Tuy tốn action để sử dụng nhưng Lightsmith Clariel tiêu diệt luôn 1 quái nếu nó không có armor (mà không cần đánh nhau). Mình nghĩ sẽ xem xét cho nó 3 điểm nếu đánh thực tế nhiều hơn nhưng tạm thời nó khá mạnh (tuy chậm).

Marshal Ewer

Marshal Ewer – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Một creature có thể raise tide miễn phí, common, và có body ổn. Không có gì để chê luôn.
Riku: 4 điểm. Ok mạnh vl mình thấy deck cứ có con này là ngon rồi. Nó không mạnh kiểu: Rad Penny mạnh, hay Kirby mạnh nhưng cũng rất đáng giá đặc biệt là đánh với cùng mùa. Việc nó không bị dead card như Bilgewarden là ưu thế vô cùng lớn.

Orphiel, Sea’s Chosen

Orphiel, Sea’s Chosen – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Hiệu ứng tốt khi vừa có skirmish vừa đào tiền nhờ Fight. Điểm trừ duy nhất là phải High tide mới có hiệu ứng. Luôn đi cùng với Land’s Chosen, nên nếu có thể ra được cả cặp đôi này, sẽ có thể tạo áp lực nhất định với đối phương.
Riku: 3 điểm. Mình đánh giá cao lá này, nó khá giống Dark Fairy của mùa trước, mạnh hơn 1 body (nhưng bù lại không combo tốt vì không phải mutant). Việc nó yếu hơn khi phải có thủy triều được bù đắp bởi lá bài chắc chắn đi chung với nó: Orphion, Land’s Chosen. p/s: art đẹp quá.

Orphion, Land’s Chosen

Orphion, Land’s Chosen – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Thực ra thì effect không quá tốt, nhưng do đi cùng với Sea’s Chosen, nên có thể trong một lượt bạn tận dụng được effect của cả 2 creature này.
Riku: 3 điểm. Thật ra lá này yếu hơn một chút, nhưng việc nó đi chung với Sea’s Chosen khiến giá trị của cả 2 tăng lên. Khi bạn thả được cả 2 trên bàn, bạn luôn tận dụng được effect của cả hai. Thậm chỉ trong một lượt bạn còn có thể làm cả 2 effect. Reap capture 2 cũng là một hiệu ứng khá ổn.

Redhand Registry

Redhand Registry – 5

Hoàng Giang: Điểm 5. Một lá rất hay, vừa có 1 aember và vừa là artifact ( tức là rất khó phá ). Chống steal theo một cách rất sáng tạo và gây ức chế mạnh cho những người đam mê cướp bóc.
Riku: 5 điểm. Steal hate luôn là một thứ có giá trị, vì steal rất phổ biến ở Keyforge. Và lá này thì rất mạnh. Bạn thử tưởng tượng bạn cần steal mạnh để vừa cản key cuối vừa check… giờ thì bạn đã không check được nữa. Nó rất mạnh nếu đối phương có nhiều steal, đặc biệt là ở các lượt cuối game. Khuyết điểm duy nhất là nó yếu đi nhiều nếu gặp deck không có steal.

Seneschal Sargassa

Seneschal Sargassa – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Body ngon lành nhưng lại cho đối phương có khả năng tuỳ chọn để capture của mình. Năng lực khá là tình huống và cần lắm thì mới nên chơi ra.
Riku: 2 điểm. Mình muốn cho nó 3 điểm, nhưng nó dễ bị phản tác dụng nếu đối phương có Sanctum hoặc Saurian, thậm chí là có các card combo tốt với chuyện aember trên người hơn mình. 

Seneschal Sargassa (Evil Twin)

Seneschal Sargassa (Evil Twin) – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Body cũng ngon nghẻ, mà lại tạo áp lực cho đối phương khi Raise Tide. Với khả năng bảo kê tốt của Sanctum thì trong hầu hết trường hợp sẽ là một thế lực ở trên battleline.
Riku: 4 điểm. Card này rất có tiềm năng vì nó khiến địch suy nghĩ khi đẩy thủy triều. Đôi khi địch sẽ đẩy thủy triều để lợi dụng hiệu ứng rồi check, nhưng lại phải trừ đi thêm 2 aember Seneschal Sargassa capture được.

SGS Illuminator

SGS Illuminator – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Mặc dù có thể được Exalt và Stun quái địch mỗi khi dùng, nhưng việc phải tự exhast quái mình không đáng giá đến vậy. Khá chắc là sẽ có nhiều thời điểm bạn gọi Sanctum và không kích hoạt năng lực của con tàu này.
Riku: 2 điểm. Nó có thể được sử dụng để setup cho một turn clear bàn sau này. Nhưng mà nói thật bạn có thể kiếm aember ngay bằng cách cho số quái đó reap luôn cho tiện, hoặc fight hoặc bất kỳ cách dùng nào có thể ra hiệu ứng mạnh hơn.

Shifting Battlefield

Shifting Battlefield – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Vừa chặn 1 tiền vừa được 1 tiền, không có gì tệ ở lá này cả. Tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở mức đó. Nếu lá này rơi vào một deck có nhiều lá liên quan đến vị trí của Sanctum thì cũng có thể xứng đáng mức 4 điểm.
Riku: 3 điểm. Nó có thể  được dùng để đưa quái quan trọng vào chỗ có thể được bảo vệ, hoặc kéo quái địch ra để tiêu diệt. Hoặc kết hợp với các Leader. Khá linh động, nhưng chỉ ở mức trung bình.

Sir Bevor

Sir Bevor – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Có nhiều quái nhà sanctumn có khả năng taunt tốt hơn rất nhiều.
Riku: 2 điểm. 1 body 5 armor sống rất dai, nhưng… cũng chỉ có thế. Ưu thế lớn nhất là nó có taunt để bảo vệ quái quan trọng của mình.

Sir Bevor (Evil Twin)

Sir Bevor (Evil Twin) – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Nếu kết hợp được với các lá tấn công nhanh của Sanctum thì đây là một creature khá đáng sợ.
Riku: 2 điểm. Mình phân vân không biết có cho nó 1 điểm không vì mấy quái poison thường không hiệu quả lắm trong Keyforge nhưng body 1 armor 5 thì dai lắm nên cũng có thể sẽ xứng đáng.

Strange Ordination

Strange Ordination – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Virtuous work phiên bản mùa 5. Cứ giả như bạn đang không có High Tide thì cái giá phải trả là 3 chain cho 3 tiền. Mình nghĩ là nhiều người sẽ chấp nhận cái giá này. Nếu có nhiều hơn 1 lá này ở trên tay, thì thậm chí đổi 3 chain lấy 6 tiền, 9 tiền cũng xứng đáng.
Riku: 4 điểm. Nó giống Virtuous Work, mà phải có điều kiện. Rush tiền thì lúc nào cũng mạnh rồi, đôi khi nó có thể combo để đẩy thủy triều bằng card khác không tốn chain, đôi khi tốn 3 chain để rush tiền key check cũng không tệ (tới thế). Giá trị tăng cao nếu có nhiều lá trong deck.

Taxing Journey

Taxing Journey – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Vừa có tiền vừa chặn tiền. Mà đa số trường hợp chắc sẽ chặn được 2-3 tiền của địch.
Riku: 3 điểm. Một card aember control khá ổn, capture đâu đó từ 1 đến 3 và có thêm 1 aember. Đủ quota làm 1 card trung bình.

The Corpulent Collector

The Corpulent Collector – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Với việc nhà Sanctum có nhiều capture nhỏ lẻ khác thì Corpulent Collector sẽ dễ hoạt động mà không sợ chết. Coi như chặn được địch forgekey trong 1 lượt.
Riku: 3 điểm. Một hard aember control mới của nhà Sanctum (nhân tiên là mùa này Sanctum được lấy lại rất nhiều hard aember control từ mùa cũ nhé). Tuy nó không thể dùng được nếu địch có 7 aember trở lên, nhưng vẫn có thể dùng để cản key câu giờ nếu combo với các lá khác. Nếu vào đúng deck, nó có thể lên 4 điểm.

Trial by Water

Trial by Water – 4

Hoàng Giang: Điểm 5. Dùng được trong đa số trường hợp. Nếu High Tide đang ở bên mình thì hoàn toàn có thể chơi hết lượt rồi mới sử dụng. Không chỉ khoá các effect của địch ở trên bàn liên quan đến Tide, mà còn khoá cả những hiệu ứng play tiềm tàng nữa. Dạng như 1 lá Shadow of Dis phiên bản mùa 5. Nếu đánh với mùa khác thì lá này vẫn có giá trị 1 bonus aember.
Riku: 3 điểm. Nếu đánh cùng mùa thì có tiềm năng 4 điểm. Đôi khi bạn biết trước địch có effect mạnh ở thủy triều cao, thế là bạn reset và cản kế hoạch của địch.

Urien the Circumspect

Urien the Circumspect – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Body không yếu và hiệu ứng mạnh. Mỗi lần reap cơ bản là 2 tiền, chưa kể nhà Sanctum có thể buff thêm giáp để khiến cho Urien vừa khó chết vừa đào ra tiền. Cực kì hoàn hảo.
Riku: 3 điểm. Vào đúng deck cũng có tiềm năng lên 4. Một số card Sanctum mùa 5 hỗ trợ armor rất tốt (ví dụ như Lightsmith) nên nếu đối phương không xử lý nó có thể kiếm rất nhiều aember.

Urien the Circumspect (Evil Twin)

Urien the Circumspect (Evil Twin) – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Tương tự như người anh em ở bản thiện, mỗi lần reap là đối phương mất tiền. Buff thêm giáp vào thì đối phương liệu liệu mà giải quyết. Urien của cả 2 phiên bản chắc chắn sẽ hút các lá bài tiêu diệt ngay khi vừa được hạ xuống sân.
Riku: 3 điểm. Tác dụng tương tự nhưng là aember control. Mình nghĩ rush và aember control đều giá trị gần như nhau nên gần như không có sự chênh lệch giữa 2 bản thiện ác này.

TỔNG KẾT

Điểm trung bình: 3.5

Riku: Mùa 5 bổ sung cho Sanctum rất nhiều card mạnh mẽ vượt trội, tăng cường khả năng phát triển board (combo tốt với Untamed mùa 5) và khả năng capture (combo tốt với Saurian mùa 5), cũng như khả năng chạy aember khá ổn. Nhiều card cũ trở lại cũng rất mạnh mẽ, mình nghĩ Sanctum sẽ có rất nhiều tiềm năng ở mùa mới này. Tuy nhiên vấn đề duy nhất của mình với hệ thống capture, đặc biệt là ở Sanctum các mùa sau này, bản thân nhà Sanctum không có khả năng tận dụng/ giải quyết số aember trên người đó nên dễ dàng bị counter bằng clear bàn, hoặc các hiệu ứng bouncing. Nên ở mùa 5 này với chuyện dàn trải khả năng của house ra nhiều mặt khác khiến mình nghĩ có thể sẽ ổn hơn trước.

Hoàng Giang: Sanctum mùa 5 theo mình cảm thấy thì tốc độ chiến đấu giảm đi kha khá so với mùa 4, khi mà số lượng các lá có hiệu ứng ready and fight cũng giảm. Nhưng tính hiệu quả của Sanctumn mùa này thì lại tăng lên, khi ngoài việc chỉ capture và đấm nhau ngay lúc vừa xuống sân thì có rất nhiều các hiệu ứng khó chịu khác. Các creature gây nhức đầu cho đối phương xuất hiện nhiều trong danh sách bài của Sanctumn mùa này. Các lá chặn tiền hạng nặng cũng quay lại đồng loạt. Tuy vẫn dễ trở thành một mỏ tiền capture vì thiếu đi các lá có khả năng xử lí tiền trên quái đồng minh, nhưng theo mình đánh giá thì đây sẽ là mùa hay nhất của Sanctumn trong số tất cả 5 mùa đã qua.

Leave a Reply