Dark Tidings Card Review – Untamed

Dark Tidings Card Review – Untamed

Vậy là đã đến nhà cuối cùng của Dark Tidings.
Untamed đã luôn là một house với nhiều phong cách khác nhau ở mỗi mùa, đa số trong số đó nổi bật đến khả năng rush aember mạnh mẽ, nhiều quái thú vị đầy áp lực. Cũng là một trong 3 nhà có mặt đủ hết trong tất cả các mùa. Vậy Untamed mùa 5 sẽ đem lại điều gì lần này đây?

Thang điểm Review

5 – Tuyệt vời! Card điểm 5 lúc nào cũng mạnh, cứ mở deck thấy nó là lòng vui phơi phới.

4 – Tốt. Dùng được trong đa số deck và đa số trường hợp. Giá trị cao mà không phụ thuộc nhiều vào deck.

3 – Ổn. Hoặc là giá trị bình thường hoặc là giá trị cao nhưng không ổn định. Đa phần là cần sự hỗ trợ từ card khác.

2 – Tình huống. Card dạng này cần phải setup trước hoặc phải có điều kiện cụ thể, hoặc chỉ đơn giản là.. tệ.

1 – Rác…. Không cần phải nói thêm…

All Tide Up

All Tide Up – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Ăn 2 tiền hoặc 1 tiền và Raise Tide Free. Lá này rất oke và dùng được trong đa số tình huống.
Riku: 4 điểm. Một lá bài đẩy thủy triều ổn định, đến lúc này thì mọi nhà đều có card như thế này nhưng mình đánh giá Pour-tal của Unfathomable, Reach Advantage của Saurian và All Tide Up này là 3 lá mạnh nhất. Là bài này có giá trị 2 aember khi thủy triều cao sẵn, quá đủ cho 4 điểm.

Assert Dominance

Assert Dominance – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Cho quái có skirmish thì cũng bình thường. Tuy nhiên lá này cho phép ready và fight luôn với quái đó, nên giúp cho các quái có hiệu ứng fight có thể kích hoạt nhanh. Khá tốt.
Riku: 3 điểm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Untamed có 1 lá Ready and Fight. Đây là một hiệu ứng gần như lúc nào cũng hiệu quả và chỉ xuất hiện ở các nhà chuyên về đấm nhau. Vì khả năng ready để làm việc khác nếu không có quái địch trên sân nên hiệu ứng này rất ổn định. Việc cho quái skirmish khá hợp lý. Tuy số quái Untamed với hiệu ứng fight mạnh ở mùa 5 không nhiều nhưng mình nghĩ nó không thực sự là vấn đề lắm.

Æmberfin Shark

Æmberfin Shark – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Lá này nguy hiểm cho bản thân cực kì. Bạn không tự kiểm soát được hiệu ứng của nó, cuối lượt tự động hai bên được 1 tiền. Do đó sẽ có trường hợp đối phương có 5 tiền và bạn kết thúc lượt khiến họ đủ check nhờ lá này. Tất nhiên nhà untamed có nhiều lá tăng power counter, khiến aemberfin thành mỏ tiền cho cả hai người chơi, nhưng vẫn rủi ro rất cao cho chính người sử dụng aemberfin shark.
Riku: 2 điểm. Lá này hơi dị, mình thực sự chưa biết nên đánh giá nó như thế nào cho chính xác. Việc cho cả 2 người chơi aember bằng nhau là một con dao hai lưỡi mà cho đến giờ chưa có trường hợp nào đúng cả (đến cả Economist của Shadows là một nhà chuyên steal cũng không tỏa sáng chút nào). Nó có thể dùng để combo với một số card như Aembermancy, nhưng mình vẫn chưa thấy hiệu quả lắm, vì nó xảy ra ở cuối turn, tức là hoàn toàn có thể khiến địch đủ aember forge key trong lượt sau. Có thể xem nó giống kiểu cua trước kia của Untamed, vì cũng gần như là giảm 1 key cost nhưng chuyện cho 1 aember là rất khác vì có thể tận dụng dễ hơn nhiều.

Æmberfin Shark (Evil Twin)

Æmberfin Shark (Evil Twin) – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Bạn này thì dễ kiểm soát hơn, nhưng cái vụ hai bên cùng mất tiền nghe vẫn ngáo quá. Đồng ý là thường nếu bạn có untamed thì tức là trong lượt bạn có thể chạy tiền max ping và mất 1 tiền bạn vẫn check được. Nhưng thế nào đi nữa thì vẫn phí mà thôi.
Riku: 2 điểm. Mình nghĩ có thể nó sẽ lên 3 điểm. Hiệu ứng này cũng tương tự như bản thiện của nó, nhưng dễ điều khiển hơn một chút. Có thể xem như nó có hiệu ứng tăng key cost +1 cho cả hai bên. Và nó dễ combo (như với Aembermancy) hơn.

Æmbermancy

Æmbermancy – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Lá này synergy rất cao với các lá của nhà untamed, vì có rất nhiều power counter đẻ ra từ nhà này, nên khả năng lá này ăn được 4 điểm cũng khá cao.Tuy nhiên đôi khi khả năng thực chiến chỉ được 3 điểm, vì hơi giống trường hợp của Vigor, dễ lên trước khi có được điều kiện cần thiết.
Riku: 3 điểm. Nãy giờ nhắc lá này hơi nhiều. Lá này thật ra là một lá rush aember rất mạnh, nếu deck bạn có nhiều cách buff power. Ví dụ điển hình bạn có thể thấy nếu bạn đánh nó cùng lúc với Aemberfin Shark, bạn ngay lập tức được 4 aember. Quá giá trị chỉ cho một (thật ra là hai) lá bài. Nhưng bạn sẽ cần nhiều hơn vài lá đó để tận dụng hết hiệu quả của Aembermancy. Trung bình mình nghĩ Aembermancy sẽ kiếm được 2 aember, ở mức tạm ổn nhưng vào đúng deck thì cũng đáng ngại. 

Beach Day

Beach Day – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Chà lá này cũng tốt quá. Vừa là hiệu ứng đẩy về tay gây khó chịu, vừa có thể ăn thêm 1 tiền nữa khi Tide High. Vừa có tiền vừa xử lí quái, quá tốt.
Riku: 4 điểm. Bounce effect trong Keyforge lúc nào cũng mạnh, lá bài này có thể nằm trong những lá mạnh nhất trong việc hất 1 quái. Vì nếu thủy triều cao, nó còn kiếm được thêm 1 aember. Hiện tai Untamed cũng đang là house có nhiều khả năng đẩy thủy triều miễn phí và linh động nhất nên việc rush tiền theo kiểu lá bài này rất hợp với Untamed.

Bombyx

Bombyx – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Lá này luôn đi theo bộ 3 cùng lá Fifalde và Chenille. 3 lá này thiết kế theo dạng sâu -> Kén -> Bướm. Ngoài 1 aember bonus dù là creature ra, lá này còn cho phép kéo lại Fifalde đã chết trong phần bài discard, mà năng lực của Fifalde khá tốt. Cơ mà nếu bộ 3 này mà lên lá này trước thì cũng chán lắm, nên cũng bình thường.
Riku: 3 điểm. Ok đây là bộ 3 lá kén, sâu và bướm của Yugi đây mà. Mình sẽ đánh giá một lần 3 card luôn vì nó sẽ đi chung với nhau. Ban đầu mình nghĩ combo này khá tệ, nhưng sau khi thấy Bombyx có 1 aember trên nó thì mình thấy cũng được. Tuy hơi khó để thỏa mãn điều kiện và nếu không làm được thì quả là chả phát triển board gì cả. Nhưng cả combo nếu chạy được thì giá trị aember cũng khá cao.

Chenille

Chenille – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Hiệu ứng để tạo chuỗi combo 3 lá sâu bướm. Nhưng mặc dù có hazardous 6 thì 1 máu cũng dễ chết, mà chết thì gãy luôn combo 3 sâu bướm, nên khá tệ.
Riku: 2 điểm. Vì nó đi chung bộ ba nên mình cho nó 2 điểm chứ mình nghĩ nó chỉ tầm 1 điểm thôi. Body 1 thì dù hazadous 6 cũng có nhiều cách xử lý. Mỗi tội combo này có vấn đề đó là nếu bạn chưa bốc được Bombyx/Fifalde thì effect action này không có ý nghĩa gì cả, hoặc đôi khi ở gần cuối deck rồi bạn chưa kịp chọn nhà Untamed thì đã cycle lại deck.

Fifalde

Fifalde – 3

Hoàng GIang: Điểm 3. Lá cuối trong bộ 3 sâu bướm. Với 9 máu và năng lực giống như Dew Faerie, hơn nữa chơi ra lại được 1 tiền, thì thực ra Fifalde rất khoẻ. Nhưng muốn chơi được thì lại phải có Bombyx, đâm ra Fifalde trong nhiều trường hợp sẽ chỉ có tác dụng ăn 1 aember lúc chơi ra mà thôi.
Riku: 3 điểm. Cũng như Bombyx, mình cho nó 3 điểm vì nó đi chung một bộ 3 lá mà kể cả đánh xuống nó chết thì bạn cũng được 1 aember nên cũng không quá tệ, nếu chạy được combo thì cũng là một lượng aember đáng kể. Chưa nói đến Fifalde cũng có thể tiếp tục farm aember với body 9. Nhưng combo này khá thiếu tính ổn định ,nên mình nghĩ nó chỉ đáng ở mức 3 điểm mà thôi.

Chelonia

Chelonia – 4.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Hunting witch và có elusive. Tuy nhiên thì cần có Tide High nên tù hơn Hunting witch chút. Và cũng giống như hunting witch, cứ phải lên 1 hand có nhiều creature đã rồi tính. Cơ mà nói chung chắc ít cũng phải được 1-2 aember từ lá này.
Riku: 5 điểm. Hunting Witch đã trở lại. Các bạn ai chơi mùa 1 đều biết khả năng farm aember mạnh mẽ của Hunting Witch là như thế nào rồi đó. Lá này thậm chí còn có Elusive, dù với body 2 không thay đổi nhiều lắm nhưng vẫn có tỷ lệ sống sót cao hơn Hunting Witch 1 tí. Địch cũng không thể đẩy thủy triều để cản bạn nếu không giết được nó, vì bạn vẫn hoàn toàn có thể đẩy thủy triều trở lại trước rồi mới thả quái.

Chelonia (Evil Twin)

Chelonia (Evil Twin) – 4.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Giống hệt bản thiện nhưng là trừ aember địch. Để lá này sống thì đúng phiền luôn.
Riku: 5 điểm. Tương tự với bản thiện, nhưng là công cụ control aember. Mình nghĩ nó yếu hơn một tí, chỉ một tí thôi. Vì nhận aember thì không có giới hạn, nhưng phá aember địch thì có thể về 0. Với lại mình nghĩ đa số các trường hợp, tấn công chính là cách phòng thủ tốt nhất, đặc biệt với nhà Untamed chạy aember như vậy. Nhưng không có nghĩa là lá bài này yếu, nếu đối phương để cho Chelonia sống sót, có khả năng họ sẽ chẳng bao giờ kiếm đủ aember forge key luôn.

Cross Porpoises

Cross Porpoises – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Raise Tide và Enrage. Được hai hiệu ứng trong lá bài và khoá được 2 creature của địch. Cũng ổn, nhất là với 1 aember bonus.
Riku: 3 điểm. Lại một lá đẩy triều miễn phí nữa đến từ nhà Untamed. Lá này yếu hơn một chút (vì enrage 2 quái không đáng sợ đến thế), nhưng vẫn là một card ổn.

Deepwater Gruen

Deepwater Gruen – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Fuzzy Gruen phiên bản chưa chắc đã cho địch đồng nào. Rõ ràng là ngon hơn Fuzzy thường rồi. Xuất sắc luôn. Mỗi tội là đôi khi trở thành mồi ngon cho Infurnace nó đốt.
Riku: 4 điểm. Với khả năng rush aember của Untamed thì việc nhận 2 aember và cho đối phương 1 aember không hề lỗ tí nào. Trong trường hợp bạn cảm thấy cần thiết không muốn đưa aember cho địch thì bạn hoàn toàn có thể đẩy thủy triều lên.

Dredging Druid

Dredging Druid – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Dễ chết và hiệu ứng yêu cầu Tide. Hơn nữa việc kéo lại quái nghe thì tốt, nhưng nếu không cẩn thận sẽ khiến bản thân bị kẹt ở lượt bốc bài kế tiếp.
Riku: 3 điểm. Việc đưa 3 quái lên top deck, chuẩn bị cho lượt sau của bạn, là một hiệu ứng ổn. Nó phụ thuộc vào deck bạn có gì, quái có mạnh mẽ để cần thiết quay trở lại hay không. Nhưng đa số các trường hợp ban sẽ đều tận dụng được nó. Nhưng body 2 khá mỏng manh, lại hơi chậm nên mình chỉ cho nó 3 điểm.

Genetic Drift

Genetic Drift – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Có 1 tiền, cộng thêm lực cho quái. Mùa này Untamed có nhiều lá liên quan đến power counter nên lá này ổn.
Riku: 2 điểm. Lá bài này chỉ mang tính combo, theo mình nhận thấy ở mùa 5 này có rất nhiều thứ Untamed có thể tận dụng với việc buff power cho quái. Bạn có thể nhìn sơ qua các card được review cho đến giờ và cũng thấy rồi đó. Các power buff này, đôi lúc sẽ có lợi cho việc bảo vệ các quái quan trọng của bạn. Và để có thể tận dụng được buff của Genetic Drift hiệu quả, bạn cần thêm vài lá nữa. Nên mình nghĩ đa số thời gian nó sẽ chỉ cho 2 power. Khi vào đúng deck, 3 điểm có lẽ là một con số đẹp cho nó.

Infighting

Infighting – 3

Hoàng Giang: Điểm 2. Hmmm lá này có vẻ hơi ngược với lối chơi của Untamed mùa này thì phải. Và cũng dễ để đối phương sắp xếp tránh hiệu ứng của lá này.
Riku: 4 điểm. Mình cho 4 điểm vì mình thích kiểu lá khiến người chơi phải quan tâm đến chuyện dàn quái trên battleline. Cả bạn và đối thủ đều phải tính. Nếu đặt sai, có thể người phải trả giá chính là bạn. Tức là mình hơi đánh giá cao lá bài này, thực tế chắc nó chỉ tầm 3 điểm :)) vì người chơi cứng tay bạn sẽ gặp nhiều thôi.

Mollymawk

Mollymawk – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Effect play tốt cực kì. Đã thế lại còn là một body 5 power. Cơ mà sau cú play đầu xong thì là cục thịt không hơn không kém, đâm ra chỉ đáng 3 điểm thôi.
Riku: 4 điểm. Diệt Artifact gần như lúc nào cũng cần cả, và với body 5 đi kèm thì nó khá đáng giá. Vấn đề duy nhất là nó có thể kẹt trên tay bạn nếu trên bàn bạn là người duy nhất có artifact.

Mookling

Mookling – 4

Hoàng Giang: Điểm 4. Chặn key đỉnh luôn. Thậm chí có thể dùng các lá cộng lực của Untamed để căn cho keycost của đối phương vừa đúng với lượng tiền mình muốn, khiến đối phương forge 1 cái key đắt đỏ.
Riku: 4 điểm. Tăng keycost 2 cho địch và không cần phải chọn nhà Untamed sau đó để tiếp tục cản. Nếu có buff thì thậm chí còn tăng cao hơn. Cái quan trọng mình nghĩ là bạn có khả năng điều khiển lượng buff (một cách nhất định) lên Mookling, nên nó khá linh động trong việc đôi khi bạn vẫn sẽ cho đối phương forge key nhưng với giá cao.

Mookling (Evil Twin)

Mookling (Evil Twin) – 1.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Bản ác thì lại tệ quá. Đơn thuần là cộng thêm lực cho bản thân thì cũng chả ích lợi gì lắm.
Riku: 1 điểm. Con này mình chán quá cho 1 điểm luôn. Ngoài trừ việc có thể dùng để combo với Aembermancy ra thì nó chỉ đơn thuần là một con quái khỏe. Đặc biệt sau khi đối thủ forge key xong rồi mà chỉ được effect như này thì không đáng tí nào cả.

Myliobe

Myliobe – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Hiệu ứng gây ra Enrage, dùng để khoá creature địch cũng ổn. Cơ mà không có gì nổi trội hơn thế.
Riku: 3 điểm. Cũng mang tính disrupt tạm được. Vì nó enrage before fight và được cả 2 quái bên cạnh, nên mình nghĩ 3 điểm là xứng đáng cho nó (dù có đẩy thủy triều lấy skirmish hay không).

Ol’ Paddy

Ol’ Paddy – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Nếu rơi vào deck có nhiều creature với hiệu ứng play thì cũng hay lắm. Thay vì đợi bốc ra được những creature cần thiết mà lại nằm ở cuối deck, thì giờ được chơi ngay.Mỗi tội là chịu ảnh hưởng của Tide.
Riku: 3 điểm. Đây là một effect rất có tiềm năng, nó cho phép bạn đánh quái trái nhà. Nếu chỉ discard 1 lá thì tỷ lệ cũng không cao lắm, nhưng ở mức 3 thì khá ổn. Nó có đáng 3 chain hay không thì mình nghĩ chưa chắc, nên sẽ cần card đẩy thủy triều. Vì Keyforge có thể cycle lại deck nên mình nghĩ chuyện discard bottom deck không phải là vấn đề lắm. Nếu vào đúng deck mình nghĩ nó sẽ đáng 4 điểm.

Ol’ Paddy (Evil Twin)

Ol’ Paddy (Evil Twin) – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Hiệu ứng destroy thẳng bao giờ cũng đáng hoan nghênh, nên mình nghĩ là nó xứng đáng cao điểm hơn. Nhưng thực ra lá này khó sử dụng cực, vì bắt buộc đối phương phải có nhà trùng với deck của mình.
Riku: 3 điểm. Effect này cũng ngang ngửa bản thiện của nó, trong một số trường hợp sẽ tốt hơn, một số khác sẽ không. Phân tích kỹ hơn, nếu bạn chỉ discard 1 card thì chưa chắc đã tiêu diệt được quái địch, khá hên xui, nếu địch có đủ quái cả 3 nhà trên bàn thì cũng thường đang là tình huống bất lợi cho bạn rồi. Discard 3 thì ổn định hơn một tí, nhưng mình vẫn chưa nghĩ là đáng 3 chain. Hiệu ứng cũng hơi chậm nên mình vẫn c ho nó 3 điểm. P/s: cẩn thận kèo mirror cso khả năng quái bị giết phải là quái mình.

Pestergrove

Pestergrove – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Lá này…lạ vãi. Không biết tận dụng kiểu gì khi mà cả creature của mình xuống cũng sẽ bị Enrage luôn. Nhưng có vẻ nhà Untamed rất nhiều creature xuống sân đã có lợi rồi, nên phần nào thì, là này cũng hợp lí.
Riku: 3 điểm. Mình nghĩ sẽ có một số deck tận dụng triệt để được lá bài này mặc dù nó gây hại cho cả 2 phe. Nếu địch chỉ toàn những quái body yếu ớt mỏng manh với reap/action mạnh mẽ thì đây chính là khắc tinh lớn của chúng.

Primal Relic

Primal Relic – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Vẫn như các lá đặt 4 tiền của các nhà khá thì Primal Relic khả năng là sẽ đưa tiền cho đối phương nhiều hơn. Nhưng lá này có thể lựa để chơi được, và với số lượng các lá cộng lực của mùa này rất nhiều thì Untamed dễ có thể lấy được tiền trên Primal Relic.
Riku: 3 diểm. Lại là một treasure khác, cái này cũng gặp vấn đề tương tự như với các treasure còn lại, đó là có thể cho địch quyền chủ động. Nó xảy ra ở đầu lượt của người chơi, nên đương nhiên bạn sẽ không đánh nó khi đối phương có đủ power rồi, và đối phương cũng sẽ rơi vào trờ chơi trao đổi để ép bạn phải không đủ theo. Cũng có tính chiến thuật cao nhưng chưa chắc đáng, đôi lúc gặp đúng đối thủ nó sẽ thành dead card trên tay.

Reap or Sow

Reap or Sow – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Hiệu ứng thứ 2 tuy cũng chỉ bình thường nhưng hiệu ứng ready and reap lại rất tốt, có thể ngay lập tức đào được 1 tiền và kích hoạt hiệu ứng reap của creature. Mặc dù Untamed mùa này hiệu ứng reap đã yếu đi nhiều rồi nhưng đây vẫn là một lá hoạt động tốt.
Riku: 3 điểm. Chủ yếu đáng giá vì lựa chọn 1, ready and reap khá mạnh, hiệu ứng reap rất khó khi yếu. Lựa chọn còn lại chỉ ở mức bình thường, nhưng lại combo được với Aembermancy.

Ritual of Life

Ritual of Life – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Có khả năng return lại những quái có hiệu ứng play của Untamed và chơi ra trong cùng lượt. Tuy nhiên thì cái giá phải destroy 1 creature của mình cũng hơi khó để sử dụng. Nếu rơi vào bộ bài với nhiều hiệu ứng play đến từ nhà untamed thì cũng tốt.
Riku: 4 điểm. Rất có tiềm năng, trong một số deck, nó có thể rất rất mạnh. Bạn có thể tưởng tượng nó cũng khá tương đương Essence Scale của Dis nhưng deck của bạn càng nhiều effect play thì càng mạnh. Thường bạn sẽ tiêu diệt 1 quái trên sân để gọi về 1 quái Untamed, tận dụng tối đa ngay lập tức sức mạnh của nó. Bạn có thể nghĩ tới Regrowth. Bạn cũng có thể chọn kéo lên quái nhà khác, chuẩn bị cho lượt sau. Và việc nó là artifact, bạn có thể dùng mãi trong lượt tiếp theo cũng là một điểm mạnh.

Sporegorger

Sporegorger – 2

Hoàng Giang: Điểm 2. Cộng lực, bắn dmg và có thể giúp dọn dẹp các quái bé khó chịu. Nói chung là đơn giản không có gì lắm. Tuy nhiên thì cũng có thể tạo ra combo với các lá liên quan đến power counter.
Riku: 2 điểm. Hơi chậm, và lại còn là một hiệu ứng clear bàn chưa chắc có lợi, đôi khi bay cả bàn mình. Nếu đối phương nhiều quái hơn, họ hoàn toàn có thể trao đổi trước, còn nếu hai bên quái cũng ngang ngang nhau có khi cũng kệ được.

Sporegorger (Evil Twin)

Sporegorger (Evil Twin) – 2

Hòang Giang: Điểm 2. Hiệu ứng giống như bản thiện, tuy nhiên thì có khả năng hút power counter trên bàn về. Nếu chỉ tính đến việc synergy với các lá tương tác power counter thì bản ác dễ sử dụng được hơn.
Riku: 2 điểm. Cũng tương tự bản thiện, thậm chí còn có khả năng nổ bàn to hơn. Việc hút power lại chỉ lợi nếu địch cũng là một nhà Untamed chuyên buff (ví dụ như Chonker 200 sức mạnh chẳng hạn). Nhưng ngoài ra thì cũng bình thường, cũng gặp các vấn đề như bản thiện của nó.

The Mysticeti

The Mysticeti – 1.5

Hoàng Giang: Điểm 1. Exhaust chỉ để kiếm 1 creature có taunt và có số lực bằng số creature mà bạn đã quyết định là không reap để kiếm tiền. Hơi vớ vẩn.
Riku: 1 điểm. Không mạnh lắm, tốn ít nhất 1 lượt dùng 1 quái để biến nó thành 1 quái taunt với deploy. Một trao đổi tệ. Và nếu chỉ exhaust 1 quái thì body 3 cũng không có gì khó giết cả. Còn nếu bạn exhaust nhiều hơn (tức là lỗ nhiều hơn) để nó mạnh hơn thì vẫn lại có câu chuyện một con quái body to không có áp lực gì ở Keyforge cả.

Thin the Herd

Thin the Herd – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 4. Mặc dù lá này có khả năng tự bóp bản thân rất cao nếu gặp match up tệ, nhưng việc đẩy quái về deck có lợi trong nhiều trường hợp. Nhất là khi bạn cầm một bộ bài với nhiều quái nhỏ có hiệu ứng play mạnh. Có khá nhiều trường hợp hay có thể xảy ra với lá bài này, nên mình nghĩ nó xứng đáng 4 điểm.
Riku: 3 điểm. Lá này cũng là một lá bài tiềm năng khi vào đúng deck. Trong đa số các trường hợp, nó hoạt động gần giống với Lost in the Woods. Thường đâu đó trung bình trên bàn hay chỉ có khoảng 4-5 quái thôi, chia cho 2 bên. Nếu board có nhiều hơn thì cũng có thể những quái yếu nhất là của bạn, không phải là một trường hợp bạn mong muốn lắm. Và kể cả 4 quái yếu nhất trên bàn đều là của địch, nếu địch có nhiều quái thì thường quái yếu nhất cũng chưa chắc là thứ bạn muốn hất lại vào deck. Thế nên card này hơi tình huống vì bạn không được chọn. Bạn sớm muộn gì cũng cần một clear bàn hiệu quả hơn.

Washed Away

Washed Away – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Có tiền và có thể raise tide. Tuy nhiên thì hiệu ứng khi Tide High sẽ destroy toàn bộ artifact, kể cả của mình. Nên đôi khi sẽ trở thành bài thừa.
Riku: 3 điểm. Lại một lá đẩy thủy triều nữa, không hiểu sao Untamed lại là nhà đẩy thủy triều mạnh nhất (nhầm Thủy Tinh Sơn Tinh à?) :)) Lá này mình đánh giá cũng mạnh, nhưng hơi phụ thuộc vào deck. Nếu deck của bạn có nhiều artifact có chức năng sử dụng mạnh thì bạn không muốn dùng lá này lắm.Ngược lại, nếu địch mới là người đó thì bạn lại rất thích.

Waste Not

Waste Not – 4.5

Hoàng Giang: Điểm 5. Úi chà tự dưng mùa này Untamed lại có khả năng draw bài này. Mà lá này thì cũng chỉ Uncommon thôi tức là ko khó để gặp lắm. Draw bằng nửa lực thì lại càng hợp với cái trò cộng power của untamed. Cực kì ngon lành. Đổi 1 quái lấy 1 đống bài thì ai cũng đổi.
Riku: 4 điểm. Trung bình mình nghĩ nó rút được 2 đến 3 card, với khả năng buff quái của Untamed mùa 5 thì có thể vượt con số đó và thế là khá giá trị rồi. Và còn có combo với Effigy để rút cả deck lên nữa.

Way of the Pixie

Way of the Pixie – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Biến mọi quái trở thành Dew Fearie. Cơ mà trước tiên là quái phải còn sống và ko dính hiệu ứng gì cái đã. Nên lá này cũng ko nhanh nhẹn lắm.
Riku: 3 điểm. Nó không thể vượt quá số điểm này vì nếu bạn đánh nó cho quái nhà khác, có thể bạn sẽ chẳng kiếm được xu nào cả. Nếu bạn có sẵn một quái Untamed ready hoặc có hiệu ứng cho ready and reap thì nó kiếm được 1 aember vừa hoàn trả giá trị của nó, nhưng cũng khả năng cao sẽ bị tiêu diệt vào lượt sau. Thế nên để nó có giá trị từ 2 aember trở lên là hơi khó.

Witch of the Dawn

Witch of the Dawn – 3.5

Hoàng Giang: Điểm 3. Creature mang hiệu ứng của Regrowth. Có thể tái sử dụng các quái có hiệu ứng tốt. Lá này nếu nằm trong bộ bài hợp lí có thể rất khoẻ, ở mức 4-5 điểm.
Riku: 4 điểm. Regrowth phiên bản không có aember mà có body. Linh động, dễ sử dụng. Nếu nó bị tiêu diệt ngay thì Regrowth vẫn có giá trị hơn nhưng nếu nó sống thì mỗi lượt Untamed bạn có thể kiếm thêm aember hoặc làm việc khác.

Witch of the Dawn (Evil Twin)

Witch of the Dawn (Evil Twin) – 5

Hoàng Giang: Điểm 5. Lá này thì cực khoẻ. Vừa được chơi quái bất kì, vừa được dùng luôn. Bạn có thể kéo quái nhà nào lên cũng được và sử dụng ngay lập tức. Việc phải trả bằng một friendly creature vẫn không cân xứng với lợi ích mà nó mang lại. Tiềm năng combo của lá này cực kì lớn, không có gì để chê cả.
Riku: 5 điểm. Quá mạnh. Việc có thể chơi 1 quái bất kỳ không kể nhà, và ready and use nó luôn khiến cho Witch of the Dawn này siêu mạnh. Bạn cứ tưởng tượng Exhume đã mạnh lắm rồi, bây giờ bạn lại còn có thể ready and use nó nữa. Điều kiện tiêu diệt 1 quái cũng không thực sự là vấn đề lắm (Untamed có khá nhiều quái nữa).

Youngest Bear

Youngest Bear – 3

Hoàng Giang: Điểm 3. Hiệu ứng tốt, mỗi tội 2 máu thì giấy quá. Dễ là chưa kịp reap đã chết rồi.
Riku: 3 điểm. Hơi chậm, nhưng có tiềm năng đặc biệt nếu lá bên cạnh của Youngest Bear có hiệu ứng reap. Tuy nhiên body 2 hơi mỏng nên đối phương hoàn toàn dễ xử lý.

Youngest Bear (Evil Twin)

Youngest Bear (Evil Twin) – 2.5

Hoàng Giang: Điểm 2. Y như bản thiện nhưng yếu hơn vì cho quái bên fight thì thường không lợi bằng Reap. 
Riku: 3 điểm. Tương tự bản thiện, nhưng mình nghĩ fight sẽ yếu hơn reap một ít.

TỔNG KẾT

Điểm trung bình: 3

Riku: Bởi vi Untamed là nhà cuối cùng nên mình nghĩ sẽ nói là sau tất cả, mình cảm giác mùa 5 đòi hỏi sự liên hệ giữa các nhà rất lớn, chỉ có thế mới có thể khiến một deck vượt trội thoát khỏi lối đánh chậm mà mọi người nghĩ ở mùa 5. Và Untamed, cùng với Star Alliance và Logos là những nhà có sự liên kết khá lớn ở mùa này. Tuy phong cách buff sức mạnh lại không áp lực nhiều và thiếu tương tác nhà khác nhưng các card khác của Untamed lại rất mạnh. Mình nghĩ Untamed sẽ là ứng cử viên sáng giá cho vị trí 3 nhà mạnh nhất mùa 5.

Hoàng Giang: Untamed mùa này chắc là nhà có nhiều lá bài hay nhất. Với việc rất nhiều lá gain tiền trở lại, và các lá chạy tiền mới xuất hiện ( có cả Gruen trên cạn lẫn dưới nước, quá ghê), thì mình đánh giá Untamed sẽ làm mưa làm gió ở mùa này. Việc kết hợp được lối đánh cộng lực của các mùa trước cùng với chạy tiền khiến cho Untamed giờ đây rất tuyệt vời. Mùa 2 và mùa 3 đã thể hiện việc Untamed đi theo lối cộng lực là rất vô nghĩa, thì giờ đây nó đã trở lại với phong cách rush quen thuộc. Hơn nữa, khả năng tái sử dụng bài cũng được bổ sung, và giờ có cả khả năng bốc bài. Untamed thực sự rất xứng đáng 1 slot trong bộ bài của bạn mùa này.

Trả lời