Wind of Exchange Card Review – Ekwidon

Wind of Exchange Card Review – Ekwidon

Tiếp tục ở số thứ hai, bọn mình nhận xét tiếp về nhà mới tinh của Winds of Exchange: nhà Ekwidon. Vì nó là nhà mới nên có nhiều cards hơn hẳn các nhà khác và cũng khiến nhiều người tò mò liệu nhà mới này có mạnh mẽ không? Liệu Ekwidon sẽ có một mùa ra mắt khủng bố như Khủng long và Star ở mùa 3? Hay chỉ ở mức bình thường như Unfathomable ở mùa 5? Cùng theo dõi nhé!

Thang điểm Review

5 – Tuyệt vời! Card điểm 5 lúc nào cũng mạnh, cứ mở deck thấy nó là lòng vui phơi phới.

4 – Tốt. Dùng được trong đa số deck và đa số trường hợp. Giá trị cao mà không phụ thuộc nhiều vào deck.

3 – Ổn. Hoặc là giá trị bình thường hoặc là giá trị cao nhưng không ổn định. Đa phần là cần sự hỗ trợ từ card khác.

2 – Tình huống. Card dạng này cần phải setup trước hoặc phải có điều kiện cụ thể, hoặc chỉ đơn giản là.. tệ.

1 – Rác…. Không cần phải nói thêm…

File:Woe-aembitrage.jpg

Æmbitrage – 4

Giang: 4 điểm. Cá nhân mình cho rằng hiệu ứng bốc thêm một lá bài là cực kì tốt. Cái giá phải trả cho lá này là bị +1 keycost nhưng nhà Ekwidon có rất nhiều steal và việc được bốc thêm bài càng khiến các combo steal và chạy tiền của nhà này khủng khiếp hơn.
Riku: 4 điểm. Thực sự mình rất muốn cho lá bài này tối đa điểm luôn, chủ yếu do sự thú vị trong thiết kế của nó. Việc bốc thêm 1 lá bài ở cuối lượt mở ra rất nhiều tiềm năng combo cho deck của bạn. Các bạn có thể nhớ đến Howling Pit của các mùa trước, nhưng thay vì cũng cho đối phương thì keycost của bạn tăng lên 1. Việc tăng 1 keycost này không ảnh hưởng gì lắm nếu bạn luôn có nhiều lựa chọn trong lượt của mình. Nhưng hãy nhớ một điều: có rất nhiều lá bài tương tác với việc aember của bạn ở 7 (Ronnie, Burn the stockpile,…) nên hãy cẩn thận trong việc đánh Artifact này xuống nhé.

File:Woe-antiquities-dealer.jpg

Antiquities Dealer – 2.5

Giang: 3 điểm. Nhà Ekwidon có rất nhiều Artifact, tuy nhiên hiệu ứng này thì hơi chậm. Action gain 2 tiền thì cũng không có gì quá là ghê gớm. Tuy nhiên điểm này là mình đánh giá theo năng lực của lá bài. Còn trên thực tế, khi lá này ở trong bộ bài sẽ kéo theo một số lá Artifact của các mùa trước legacy và maverick vào nhà Ekwidon. Nên thực ra thì ai cũng sẽ mong bóc ra là bài này thôi.
Riku: 2 điểm. Lá bài này khá giống với Dew Faerie của Untamed mùa 1, nếu nó sống nó sẽ kiếm được kha khá aember về cho bạn. Cơ mà thường nó rất ít khi sống. Mình nghĩ Antiquities Dealer hơi khác một tí là nó sẽ sống lâu hơn kha khá, nhưng vẫn không đủ để giá trị của nó tăng cao. Cơ mà Antiquities Dealer khi xuất hiện sẽ kéo theo ít nhất là 2 Artifact Legacy vào deck bạn và Maverick cùng nhà với nhà của Antiquities Dealer (bình thường là Ekwidon), thế nên giá trị của nó có thể sẽ rất linh động tùy vào Artifact nó kéo theo. Và cũng vì yếu tố đó mọi người sẽ rất thích mở deck có Antiquities Dealer.

File:Woe-avid-collecting.jpg

Avid Collecting – 3.5

Giang: 4 điểm. Lá này rất tốt nhé: vừa có 1 aember vừa có thể lấy lại một số lá bài tốt của mình vô tình bị úp thành token creature. Nếu lá úp là lá Ekwidon nữa thì càng tuyệt. Kể cả trường hợp không có token trên sân thì vẫn có thể chơi ra lấy 1 tiền thôi.
Riku: 3 điểm. Đây là dạng bài cần thiết cho mùa 6 này. Nó giảm thiểu độ rủi ro cho việc tạo token từ những lá bài ngẫu nhiên. Bạn sẽ có thể sử dụng nó để kéo lên những lá bài mà bạn cần, biến token trên sân của bạn thành một archive. Tuy nhiên mình chỉ cho 3 điểm vì lý do cũng sẽ có lúc bạn không muốn kéo những lá bài đang là token lên tay, cũng như nếu deck bạn ít cách tạo token thì Avid Collecting sẽ chỉ là 1 aember.

File:Woe-conductor-jarroya.jpg

Conductor Jărroyă – 3

Giang: 3 điểm. Hiệu ứng sau khi reap liên quan tới lá bài khác, và về cơ bản là cho khả năng sử dụng các Artifact được nhắc tên nhiều lần. Do artifact được nhắc tới hiệu ứng cũng ổn nên mình đánh giá là này chấp nhận được.
Riku: 3 điểm. Lá bài này khi xuất hiện sẽ đi kèm 3 Artifact Buggy nữa và thực ra combo này cũng không tệ, nhưng cũng như các chuỗi card đi liền nhau trước giờ, đa phần nó đều cần phải thực sự mạnh nếu không bạn sẽ cảm thấy tốn tận 4 lá bài mà lẽ ra bạn đã có thể những thứ tốt hơn.

Corner the Market – 5

Giang: 5 điểm. Khóa hẳn khả năng play card của đối phương trong lượt là một hiệu ứng cực mạnh. Kể cả khi đối phương được archive những lá cùng nhà trong lượt đó thì lá này vẫn mạnh khủng khiếp. Nếu chơi vào đúng thời điểm check key (mà thường khi gọi nhà Ekwidon thì bạn sẽ có một lượng tiền lớn) thì còn nắm chắc khả năng forge thành công nữa.
Riku: 5 điểm. Độ disrupt đáng sợ của lá bài này có thể so sánh được với Control the Weak, mà CTW như thế nào hẳn các bạn đã biết rồi. Cũng như CTW, bạn có thể tự hiểu lá này không khác gì một Key cheat khi bạn có thể đảm bảo được địch không thể cản bạn ở lượt check key. Và mình cũng rất thích cách thiết kế của lá bài này, bởi sử dụng không đúng có thể sẽ hỗ trợ cho địch, cũng như phí mất 1 cơ hội. May quá nó là Rare.

File:Woe-cursed-relic.jpg

Cursed Relic – 4

Giang: 4 điểm. Do thuật toán đảm bảo rằng enhance của lá này sẽ không rơi vào chính nó, vậy nên việc bổ sung thêm 5 dấu aember vào deck của bạn cực kì tốt. Tuy nhiên, dù mùa 6 thường các lá bài sẽ bị kéo thành token creature, nhưng cũng vẫn có tỉ lệ bạn cầm phải lá này trên tay và không có hiệu ứng discard bài nào trong deck cả.
Riku: 4 điểm. Thuật toán của Cursed Relic không cho phép nó nhận bất kỳ một enhan nào. Một lá bài đem lại 6 aember thực sự rất giá trị, nó vượt trội hơn rất nhiều lá bài giá trị thuần từ trước đến giờ. Như vậy liệu việc không thể đánh nó hoặc tự discard nó có đáng giá trị của nó không? Nó sẽ phụ thuộc khá nhiều vào deck của bạn nhé, rất may là mùa 6 Ekwidon có rất nhiều cách để xử lý nó. Thế nên mình vẫn cho nó 4 điểm được.

File:Woe Envoy.png

Envoy of Ekwirrĕ – 1.5

Giang: 2 điểm. Lá này chỉ thực sự tỏa sáng trong một số trường hợp nhất định, vậy nên khó dùng. 
Riku: 1 điểm. Lá này nhiều khi sẽ hại bạn vì đây là hiệu ứng bắt buộc. Tuy cũng có lúc nó có lợi, nhưng việc bạn không được chọn này sẽ khiến bạn mệt não nhiều hơn. Và bạn sẽ chẳng muốn việc có một con quái trên bàn mà bạn không muốn reap đâu.

File:Woe Flea-Market.png

Flea Market – 5

Giang: 5 điểm. Mạnh khủng khiếp. Bạn chắc chắn được xem 1 lá bài của địch rồi quyết định xem có muốn chơi hay không. Việc chơi bài của đối phương không những có lợi cho bạn mà đôi khi còn phá hoàn toàn combo hay kế hoạch của địch.
Riku: 5 điểm. Lateral Shift từng là một nổi kinh hoàng và DoK đánh giá nó như một lá bài đơn mạnh nhất từng tồn tại trong Keyforge. Tuy Flea Market chỉ cho phép bạn xem ngẫu nhiên, nhưng việc bạn có thể dùng nó ở mọi lượt Ekwidon rất đáng sợ.

File:Woe-freelancer.jpg

Freelancer – 3

Giang: 3 điểm. Đại khái thì lá này mình sẽ lắp để giật được quái địch về làm quái của mình, và nếu địch không thích điều này thì buộc phải tự hi sinh con quái đó. Tuy nhiên cái giá phải trả là cho địch 1 con quái dùng như mọi nhà, nên đôi khi sử dụng lá này cũng phải hết sức cẩn thận. Tất nhiên là bạn sẽ muốn lắp vào quái khỏe của địch rồi.
Riku: 3 điểm. Lá này hơi khó dùng một chút, nhưng vào tay đúng người chơi thì bạn hãy cẩn thận nhé. Thường thì bạn sẽ muốn sử dụng lá bài lên một con quái có thể tạo combo cho bạn từ địch hoặc có thể phá combo địch. Hoặc đôi khi bạn muốn gửi một thứ gì có hại đến cho đối phương.

File:Woe-insurance-policy.jpg

Insurance Policy – 3.5

Giang: 3 điểm. Đổi 1 tiền lấy 4 tiền. Lá này khiến địch ngần ngại giết quái của bạn hơn. Tuy nhiên việc lên tiền cũng ko phải lúc nào cũng là điều tốt, vì đôi khi địch sẽ muốn bạn lên tiền để có thể sử dụng được các lá Scale aember.
Riku: 4 điểm. Mình nghĩ lá này khá mạnh, bạn sẽ có thể dùng nó để bảo vệ cho một con quái giá trị của bạn khiến địch ngần ngại giết nó. Bạn cũng có thể sử dụng nó khi không có aember nào.

File:Woe Molluscaller.jpg

Molluscaller – 4

Giang: 4 điểm. Lá này khiến cho token của bạn trở thành Strange shell và token này thì mạnh. Lá này còn cho phép strange shell của bạn có thể sử dụng như bình thường và 4 giáp cũng giúp cho creature này sống sót tốt hơn nữa.
Riku: 4 điểm. Vốn Strange Shell đã rất mạnh rồi, việc biến những token đó thành quái có thể fight reap cũng như khỏe hơn hẳn khiến độ hữu dụng của Strange Shell vượt trội vô cùng. Cơ mà mình nghĩ điểm yếu lớn của Molluscaller chính là việc nó là quái, tức là có nhiều cách để giết nó hơn hẳn so với đồ đi kèm của một số token như Cultist hay Aemberling (tuy nhiên 4 máu 4 giáp cũng rất dai).

File:Woe-staff-up.jpg

Staff Up – 3

Giang: 3 điểm. Lá này tùy thuộc vào việc token của deck bạn khỏe đến đâu. Đổi tiền lấy một creature chưa sử dụng được ngay đôi khi không phải là một ý tưởng tốt. Cơ mà lá này dùng được linh hoạt trong lượt nên cũng có thể là một lá khỏe.
Riku: 3 điểm. Mình nghĩ lá này hơi tình huống. Nó sẽ phụ thuộc vào việc 1 token bạn tạo ra có giá trị bằng với 1 aember hay không. Nhờ việc lá này thuộc nhà Ekwidon, tức là tỷ lệ token deck bạn là Ekwidon khá cao và token Ekwidon đa phần rất giá trị nên mình nghĩ lá này được 3 điểm.

File:Woe Talent-Scout.png

Talent Scout – 4

Giang: 4 điểm. Thực ra mình định cho 5 điểm nhưng đôi khi sẽ có trường hợp quái địch không có gì hấp dẫn cả. Cơ bản là mình đổi cho địch một creature lượt nào cũng dùng được và mình lấy 1 creature xịn của đối phương (Đặc biệt tốt nếu đối phương có creature với hiệu ứng play). Nhưng nhiều lúc lá này cũng hên xui.
Riku: 4 điểm. Mình nghĩ thực tế lá này yếu hơn so với lý thuyết vì không phải lúc nào địch cũng có quái có giá trị trên tay, và cho kẻ thù 1 con quái có thể được sử dụng mọi lượt có thể sẽ hại bạn về lâu dài. Mình nghĩ giá trị chính của nó là ở phần 1 aember, kiếm được thông tin từ tay địch và 2 body có thể giúp bạn tiêu diệt nó dễ dàng hơn. Tuy nhiên mình cho nó 4 điểm vì ở tay người chơi giỏi họ sẽ đọc đúng lúc nào bạn có quái tốt trên tay để sử dụng tối ưu nhé.

File:Woe-the-aember-road.jpg

The Æmber Road – 2.5

Giang: 3 điểm. Lá này thú vị, cơ mà thực ra cũng không có gì quá mạnh. Đưa cho đối phương 1 artifact trong trạng thái exhaust cũng không phải cái giá quá lớn. Đồng thời Ekwidon cũng có 1 số lá phá Artifact để có thể lấy lợi cho mình nữa.
Riku: 2 điểm. Lá này khó dùng quá, có thể vào đúng deck nó sẽ tận dụng được rất tốt. Trong các kèo đấu chậm mình nghĩ lá này có thể sẽ hại bạn không khác gì Gambling Den luôn.

File:Woe-token-of-appreciation.jpg

Token of Appreciation- 4

Giang: 4 điểm. Luôn được 1 tiền và là một keycheat xịn trong mùa bài này. Lượng quái token trên sân dồi dào là đặc điểm của mùa 6, và lá này còn cheat key thông qua số lượng quái token trên sân. Tất nhiên lá này cũng sẽ cần deck có khả năng tạo token tốt hoặc token creature thuộc dạng khó giết, nhưng nhìn chung là hoạt động tốt.
Riku: 4 điểm. Lá này rất dễ dùng nhé, nếu token của bạn sống dai thì việc bạn forge bằng lá này vô cùng đơn giản. Hoặc cũng tạo áp lực rất lớn cho đối phương phải liên tục dọn bàn của bạn. Việc nó là một trong các Key cheat hiếm hoi của mùa 6 cũng khiến mình đánh giá nó cao hơn. Có lẽ mình không thể cho nó 5 điểm vì việc nó không có Aember khiến cho nó khá kẹt trên tay khi chưa đủ điều kiện, cũng như deck bạn không có nhiều khả năng tạo token nữa.

File:Woe-tourist-trap.jpg

Tourist Trap – 3.5

Giang: 4 điểm. Thực ra cũng tùy xem token của bạn hữu dụng đến đâu và quái địch khỏe hay không. Nhưng bản thân hiệu ứng play tạo token đã là một hiệu ứng rất tốt rồi.
Riku: 3 điểm. Lá này cũng rất khó sử dụng, vào tay người chơi cứng sẽ rất đáng sợ. Bù lại cách chống nó cũng không khó lắm vì tính dễ đoán của nó. Nó phụ thuộc cả vào token của deck bạn như thế nào. Mình chỉ đánh giá cao lá bài này trong việc bạn có thể đẩy những token mà địch không có nhà đó để chọn sử dụng trong khi mình chiếm những quái mạnh mẽ.

File:Woe-transitory-philosopher.jpg

Transitory Philosopher – 2.5

Giang: 3 điểm. Hiệu ứng steal thì tốt cơ mà….nhỡ địch không có tí artifact nào thì sao?
Riku: 2 điểm. Lá này có thể sẽ tạo áp lực kha khá khi deck địch nhiều artifact, nhưng nó cũng sẽ chỉ là một quái taunt 5 sưc mạnh vì địch sẽ giết nó ngay. Hơi tình huống quá nên mình chỉ cho 2 điểm.

File:Woe-exchange-program.jpg

Exchange Program – 3

Giang: 3 điểm. Có 1 tiền, tuy nhiên thực ra khá dễ để play around lá này. Địch sẽ không đặt các quái hữu dụng vào flank. Hơn nữa nếu deck địch lệch nhà với deck bạn thì cướp quái chưa chắc đã hấp dẫn.
Riku: 3 điểm. Sẽ có lúc bạn không muốn cho địch con quái flank của bạn, cũng hiếm nhưng mà sẽ có lúc như vậy. Nhưng đa phần bạn sẽ có thể đẩy quái mà địch không sử dụng được (không có nhà đó) và ép địch phải suy nghĩ trong việc xếp quái.

File:Woe-exo-shell-system.jpg

Exo-shell System – 2

Giang: 3 điểm. Có thể thực chiến lá này sẽ tốt hơn. Hiệu ứng tạo token creature tốt và cho token creature thêm khả năng sống sót. Cơ mà thực ra thì hầu như các trường hợp đối phương sẽ không trao đổi token creature bằng Fight mà sẽ bằng các hiệu ứng gây sát thương, nên theo mình thì elusive ko thực sự giá trị lắm?
Riku: 1 điểm. Nếu bạn nhìn vào danh sách 28 token của mùa 6 thì bạn sẽ thấy Elusive không giá trị lắm với đa số, thậm chí còn vô nghĩa như Blorg (có Elusive sẵn) hay hại (Prospector vì bạn muốn chúng chết). Thế nên mình nghĩ lá này bạn sẽ không mong mở ra nó đâu.

File:Woe-gezdrutyo-the-arcane.jpg

Gĕzdrutyŏ the Arcane – 2.5

Giang: 3 điểm. Hiệu ứng steal hay. Sau khi steal xong thì hóa token creature nên cũng tùy xem bạn có token creature gì nữa.
Riku: 2 điểm. Mấy con quái action steal 2 bạn có thấy nó dùng được mấy lần không. Body 3 sức mạnh cũng ổn ổn nhưng đã chậm lại chỉ dùng được 1 lần. Sau đó nó sẽ phụ thuộc vào token của bạn như thế nào nữa.

File:Woe-gezrahi-blacksmith.jpg

Gezrăhi Blacksmith – 3

Giang: 4 điểm. Cho phép bản thân draw hay tạo token đều lợi thế cực kì. Đối phương nếu chơi khác mùa thì chỉ có thể chọn draw bài. Hơn nữa do hiệu ứng này nên đối phương có thể sẽ không tiêu diệt blacksmith, và bạn sẽ luôn có một creature để sử dụng trên sân.
Riku: 2 điểm. Lá này mình không thể cho điểm cao hơn được vì đối thủ sẽ là người nhận được hiệu ứng của nó trước bạn, sau đó hoàn toàn có thể giết nó luôn để bạn không được gì cả. Thậm chí nếu nó sống bạn cũng không thể chắc được việc cho đối thủ rút thêm/tạo thêm token là tốt hay không.

File:Woe-ikwiji-outpost.jpg

Ikwikĭ Outpost – 4.5

Giang: 4 điểm. Một trong những Outpost mạnh của mùa này. Vừa xếp được deck mà vừa được bốc 3 lá bài. Cảm giác không khác gì logos cả. 
Riku: 5 điểm. Mọi Outpost đều mạnh với khả năng tạo ổn định cho deck token và việc rút 3 quá tuyệt vời rồi, không còn gì để chê nữa. Nó cực kỳ mạnh vào giai đoạn cuối deck vì bạn có thể biến luôn lá token đó thành bài trên tay.

File:Woe-market-crash.jpg

Market Crash – 3.5

Giang: 4 điểm. Một lá clear bàn tốt. Đặc biệt khi chơi với trái mùa thì chiếm tempo cực kì hiệu quả. Không giống như trường hợp các lá clear hết để lại mutant của mùa 4, do bản thân ở các mùa trước cũng đã có mutant. Riêng mùa 6 thì có token creature còn các mùa khác không có, nên lá này đã clear là rất sạch sẽ.
Riku: 3 điểm. Lá này chỉ mạnh khi đánh trái mùa thôi chứ cùng mùa 6, nhiều khi bàn địch toàn token bạn sẽ không muốn thứ này là dọn bàn duy nhất trong deck bạn. Nhưng khả năng dọn bàn vẫn luôn cần thiết nên mình cho nó trung bình.

File:Woe Niffle Paw.png

Niffle Paw – 2.5

Giang: 3 điểm. Kết hợp tốt với các hiệu ứng destroyed (mà nhà ekwidon thì cũng có sơ sơ). Tuy nhiên rất cần setup và deck phù hợp.
Riku: 2 điểm. Lá này mình nghĩ tiềm năng của nó cũng cao, bạn có thể sử dụng nó lên quái của mình với hiệu ứng Destroyed khỏe (combo reap liên tục Prospector chẳng hạn), hoặc gửi nó qua một con quái cần giết bên địch. Nhưng nếu deck địch có thể tận dụng nó tốt hơn deck bạn thì hãy cẩn thận suy nghĩ kỹ nhé.

File:Woe-outnegotiate.jpg

Outnegotiate – 4

Giang: 4 điểm. Một lá bài kiểu kiểu Infurnace. Lá này có 1 tiền nên luôn là một lá tốt, và có thể phạt được những lá có nhiều aember bonus nữa. Đôi khi deck đối phương thậm chí còn không đủ nhanh để có thể lấy được lá bài dưới đáy deck trước khi bạn kịp thắng.
Riku: 4 điểm. Hiệu ứng steal rất mạnh, nó vừa kiếm Aember cho bạn mà vừa giảm của địch nữa. Thế nên việc bạn đẩy lá bài này xuống cuối deck đối phương cũng không phải là vấn đề lắm. Thậm chí trong trường hợp tệ bạn còn có thể đẩy rác vào lại deck địch nữa.

File:Woe-pull-up-stakes.jpg

Pull Up Stakes – 3

Giang: 3 điểm. Nếu nói riêng về việc hất quái của địch về tay thì lá này tốt. Tuy nhiên trong phạm vi mùa 6 thì đôi khi sẽ phải hất cả những lá token creature lên và làm lợi cho đối phương, trong khi phía mình thì là hất về deck. Cũng khá tình huống
Riku: 3 điểm. Lá này thật ra rất mạnh vì 2 vế của nó độc lập. Bạn không cần phải có quái trên bàn mới có thể đẩy quái của đối phương. Và việc đẩy 4 quái của địch lên tay là một trong những điều cực kỳ khó chịu nếu các bạn nhớ đến các ván đấu với Unfathomable mùa 5. Đẩy quái mình ở mùa này cũng khá tốt, có thể trả lại những lá token giá trị vào, chưa kể đến quái có hiệu ứng play khỏe. Cơ mà mình không thể cho điểm cao hơn được do con số 4 là bắt buộc và bạn sẽ có những lúc không muốn đẩy quái địch lên tay lắm (Infurnace chẳng hạn).

File:Woe Puzzling Trinket.jpg

Puzzling Trinket – 4

Giang: 5 điểm. Thêm 2 enhance tiền là cực tốt rồi, đã thế còn cho khả năng sử dụng linh hoạt hơn dấu aember bonus. Không có điểm gì để chê về Artifact này hết. Cũng một 9 một 10 với cái bình Amphora captura.
Riku: 3 điểm. Lá này hơi giống kiểu Amphora ấy, nhưng yếu hơn kha khá vì thường bạn sẽ không muốn biến dấu aember của mình thành thứ gì khác (đặc biệt ở deck ít aember nữa). Cơ mà độ linh động của nó cũng cao và việc có thêm 2 aember khá tốt.

File:Woe-sandhopper.jpg

Sandhopper – 3.5

Giang: 3 điểm. Lá này cho khả năng lấy lại creature token về làm bài cơ bản và chạy quái nhà khác. Khi kết hợp với tay thương nhân liên quan đến artifact buggy ở trên thì sẽ mạnh hơn 1 chút nữa. Tuy nhiên không hẳn trường hợp nào cũng sử dụng được lá này.
Riku: 4 điểm. Lá này có tiềm năng rất cao nhé. Ví dụ như lá bạn kéo lên là Ekwidon hoặc token (mặt dưới là nhà Ekwidon), bạn có thể chạy bài trái nhà. Hoặc bạn dùng nó để kéo token mà bạn cần lên, hay quái có hiệu ứng play khỏe nữa.

File:Woe 096.jpg

Scrapscrounger – 1.5

Giang: 2 điểm. Tùy thuộc xem artifact deck bạn có gì. Hơn nữa hiệu ứng lại còn chậm và tình huống. Vậy nên không có gì đặc sắc.
Riku: 1 điểm. Lá này chỉ dùng được nếu Artifact của bạn bị hủy sau khi dùng, hoặc trong tình huống địch hủy artifact bạn liên tục. Nhưng kể cả thế nó vẫn chậm.

File:Woe-shizyoku-swopper.jpg

Shĭzyokŭ Swopper – 3

Giang: 3 điểm. Sâu bắt cóc phiên bản Ekwidon. Cơ bản là sử dụng cũng ổn, tuy nhiên chắc sẽ chỉ hướng đến việc tấn công các quấn có passive tốt để sử dụng được ngay.
Riku: 3 điểm. Cũng được, không quá tệ. Vì nó qua địch trong trạng thái exhaust nên bạn có thể giết nó luôn ngay trong lượt để tối ưu.

File:Woe-trade-secrets.jpg

Trade Secrets – 3.5

Giang: 4 điểm. Một lá có thể được sử dụng để setup một turn lật kèo. Giống như one last job của shadow phần nào, lá này cũng có thể được chơi vào những tình huống nhất định để vừa chặn vừa check mà đối thủ không kịp trở tay.
Riku: 3 điểm. Lá này sẽ mạnh nếu combo cùng với các lá giúp bạn rút bài thật nhiều. Dễ dùng trong nhiều trường hợp, mình nghĩ nó cũng giống giống E’e in the fringes về độ cản địch. Nhưng cũng như E’e, việc không phát triển board đôi khi sẽ không hỗ trợ gì cho việc cản địch mà chỉ câu giờ thôi.

File:Woe-tya-arhi-esquire.jpg

Tya-Arhĭ Esquire – 2.5

Giang: 3 điểm. Năng lực thì xứng đáng 4 điểm nhưng 2 máu giấy quá nên khó có thể sống sót được..
Riku: 2 điểm. Chỉ hợp để đi chung một số nhà như Brobnar chứ đa phần quái Ekwidon bạn sẽ không muốn dùng chúng để đánh nhau. Trong lượt địch thì địch hoàn toàn có thể giết con này trước vì với body 2 nó quá mỏng.

File:Woe-uncommon-currency.jpg

Uncommon Currency – 2.5

Giang: 3 điểm. Cũng tốt, nhưng artifact địch lấy về cũng không đổi nhà, và nếu match up địch cũng có Ekwidon thì thật là vô nghĩa.
Riku: 2 điểm. Tiềm năng của nó nằm ở chỗ đổi lấy artifact dùng 1 lần hoặc artifact có passive khỏe trong khi địch không có Ekwidon trong deck. Nhưng mà không phải lúc nào cũng là tình huống tốt.

File:Woe-Auction-off.jpg

Auction Off – 3.5

Giang: 3 điểm. HIệu ứng purge Artifact xịn. Tuy nhiên một số trường hợp cho địch 1 tiền lại nguy hiểm. Cũng có thể purge Artifact của bản thân cơ mà cũng không đáng lắm.
Riku: 4 điểm. Mình chi 4 điểm vì kiểm soát artifact ở mùa 6 không phổ biến lắm, và purge luôn cũng là một điều tốt. Mình nghĩ nó cân bằng hơn so với Reclaimed by Nature ở mùa 4 vì sẽ khiến bạn suy nghĩ hơn trong việc sử dụng nó.

File:Woe Belligerent Guard.png

Belligerent Guard – 3

Giang: 3 điểm. Lá này ổn phết. Cho địch bốc 1 nhưng có ngay một creature để sử dụng thì làm được rất nhiều việc, thậm chí còn phản ứng được với một số trường hợp quái địch nguy hiểm nữa.
Riku: 3 điểm. Thật ra cho địch draw 1 cũng có thể hại nhưng việc nó vào sân ready khá ổn. Mình sẽ chỉ khuyên các bạn cẩn thận vì đôi khi đối thủ không có câu trả lời cho bạn trên tay nhưng nhờ bạn đánh lá này mà địch lại rút được đấy…

File:Woe Closed-Door-Negotiation.png

Closed-Door Negotiation – 4

Giang: 4 điểm. Mặc dù hơi khó dùng nhưng việc cướp liên tục để cân bằng tiền đôi khi sẽ giúp bạn vượt qua các trường hợp khó. Giúp bạn thắng game cũng có thể. Và nếu bạn nắm rõ deck địch còn gì thì việc địch bốc bài cũng chưa chắc đã là nguy hiểm.
Riku: 4 điểm. Lá này mình nghĩ nó tiềm năng không khác gì Bait and Switch trước khi bị nerf. Nếu các bạn biết về Bait and Switch thì các bạn sẽ hiểu lá bài này có thể mạnh đến cỡ nào. Tuy nhiên nếu bạn cứng tay thì nhiều khi cho đối phương một đống bài sẽ khiến họ vả bạn tơi bời đấy nhé.

File:Woe-dthoshra-recruiter.jpg

Dthoshrǎ, Recruiter – 3

Giang: 3 điểm. Reap tạo token thì cũng ở mức ổn, nhưng bình thường, không quá đặc sắc.
Riku: 3 điểm. Lá này cũng được, body cũng khó chêt và nếu token bạn mạnh thì con này cũng sẽ mạnh lên theo.

File:Woe-forced-retirement.jpg

Forced Retirement – 4

Giang: 4 điểm. Diệt quái nhanh, hoặc tự hi sinh quái mình để nhận hiệu ứng destroyed và lấy 1 tiền. Dù thế nào đi nữa thì lá này cũng có rất nhiều trường hợp để chơi tốt khác nhau. Và luôn có 1 tiền nữa.
Riku: 4 điểm. Lá này giống Saury about that cơ mà thêm cái “If you do”. Mình nghĩ một lá bài có thể diệt thẳng 1 quái khá giá trị, đặc biệt là ở mùa bạn có rất nhiều quái dư dả có thể cho chết nên nó được 4 điểm.

File:Woe-Gemcoat-vendor.jpg

Gemcoat Vendor – 2

Giang: 2 điểm. Hiệu ứng hơi chậm và cũng không quá đặc biệt. Tự gây sát thương bản thân cũng có thể làm lợi thế cho đối phương.
Riku: 2 điểm. Lá này thì giống Yantzee Gang. Nên nếu các bạn nhớ về Yantzee Gang các bạn sẽ hiểu tại sao mình cho nó 2 điểm.

File:Woe-General-za-orha.jpg

General Ză Orhă – 2.5

Giang: 3 điểm. Một lá bài tạo token creature tốt. Tối đã khi play tạo được 2 token creature, như vậy đã là rất tuyệt rồi.
Riku: 2 điểm. Chậm quá. Chỉ được giá trị ở chỗ body 4 có Skirmish.

File:Woe GenerousOffer.png

Generous Offer – 4.5

Giang: 4 điểm. Một lá cực tốt. Như đã nói ở trên, ekwidon rất nhiều hiệu ứng destroy, do đó việc tự giết quái mình đế steal 2 chưa chắc đã là một trao đổi bất lợi cho chủ nhân lá bài này.
Riku: 5 điểm. Steal 2 quá mạnh. Bạn cứ thử nhớ xem có bao nhiêu lá steal 2 từng tồn tại. Đa số chúng đều rất chậm, hoặc cần điều kiện cực cụ thể mà đối phương hoàn toàn có thể tính xunh quanh nó (trừ mỗi Sea Urchin Evil Twin). Trong khi đó ở mùa 6 việc bạn có quái trên bàn rất đơn giản. Mình chỉ phân vân không biết có nên giảm điểm nhưng vì trường hợp không có quái hoặc quái bạn không muốn giết cũng hiếm.

File:Woe-Hire-on.jpg

Hire On – 2.5

Giang: 3 điểm. Hiệu ứng tạo token creature ngon nghẻ và thường thì nhà Ekwidon nhiều tiền sẽ archieve được lá này, tuy nhiên là cũng không có gì quá đặc sắc.
Riku: 2 điểm. Lá này chắc là lá tạo token có archive yếu nhất trong các nhà. Vì điều kiện để archive của nó sẽ thường có nghĩa game sẽ không diễn ra lâu lắm, nên tối đa nó chỉ dùng được vài lần trong game. Còn nếu game quả thực sẽ kéo dài lên, tức là deck đối phương cản rất mạnh thì mình sẽ không thấy vui lắm trong một deck Ekwidon đâu.

File:Woe Mass-Buyout.png

Mass Buyout – 2.5

Giang: 3 điểm. Một lá clear bàn có phần hơi khó dùng. Do nếu bạn đã cần clear bàn thì thường quái địch sẽ đông và bạn sẽ cống cho địch 1 đống tiền. Cũng có lúc sử dụng để tự diệt quái mình lấy tiền, nhưng như vậy thì cũng thọt tempo nữa.
Riku: 2 điểm. Lá này cũng giống Final Analysis của mùa 5 ấy, nó không phải là clear bàn, mà là công cụ để combo. Trừ khi bạn có key cheat hoặc các lá khác có thể tiêu diệt tiền của địch ngay thì lá này khá phế. Cũng may là các lá khác của nhà Ekwidon combo với nó cũng không ít.

File:Woe-ornate-talking-tray.jpg

Ornate Talking Tray – 3

Giang: 3 điểm. Hiệu ứng khá bình thường nhưng nhờ là Omni nên có thể giúp tạo ra một số combo hay.
Riku: 3 điểm. Chậm quá… May cũng được 1 aember.

File:Woe Shopping Spree.png

Shopping Spree – 3.5

Giang: 4 điểm. Refill hand khá tuyệt, có thể giúp chơi 1 lượt Ekwidon rất dài để chạy tiền hoặc cướp hết tiền của địch. Lá này mà có thêm 1 tiền thì vô địch.
Riku: 3 điểm. Lá này giải quyết khá nhiều vấn đề của Ekwidon, nhưng không phải lúc nào Ekwidon trong deck bạn cũng là câu trả lời bạn cần. Bạn sẽ gặp trường hợp bạn không muốn đánh nó lắm, hoặc đánh nó với tỷ lệ cao là không lợi lắm. Mình giả dụ bạn bắt đầu với một hand nhiều Ekwidon (lý do bạn chọn Ekwidon cho lượt đó) thì số card bạn vứt sẽ rất ít, đồng nghĩa tỷ lệ bạn rút tiếp Ekwidon cũng sẽ thấp. Còn nếu hand bạn nhiều bài nhà khác thì tỷ lệ cao bạn sẽ chọn nhà đó luôn rồi.

File:Woe-shrewd-investor.jpg

Shrewd Investor – 3.5

Giang: 4 điểm. Một lá chặn rất tốt khi chặn được tới 3 tiền. 4 lực và elusive cũng giúp cho lá này tăng điểm khá nhiều.
Riku: 3 điểm. Lá này có thể sẽ mạnh khi hoàn toàn có thể tận dụng luôn 1 aember cho đối thủ. Tiếc là mùa này Scaling quá nên mình không thể cho nó điểm cao hơn được.

File:Woe-Steward-su-uzyane.jpg

Steward Su-Uzaynĕ – 4

Giang: 4 điểm. 2 enhance tiền với 1 enhance bốc bài thì mình thực sự chẳng chê gì.
Riku: 4 điểm. 2 aember và 1 draw quá tuyệt rồi nên cũng không có gì để nói.

File:Woe TheOldTinker.png

The Old Tinker – 3

Giang: 3 điểm. Phiên bản làm lại của mấy chú bot nhà logos mùa 4. Hiệu ứng lọc bài tốt, nhưng không có thêm gì hấp dẫn.
Riku: 3 điểm. Con này rất giống Umbra-bot nhé, chỉ khác mỗi không có “If you do”. Mình nghĩ Umbra-bot cũng không tệ nên cho 3 điểm.

File:Woe-The-visible-hand.jpg

The Visible Hand – 3

Giang: 2 điểm. Mình không thích lá này lắm. Tạo ra được 2 token creature nhưng để địch xem được hand rất nguy hiểm. Có quá nhiều thứ có thể xảy ra trong Keyforge khi mà đối phương biết rõ hand của mình, ví dụ như một cú Control the weak chẳng hạn.
Riku: 3 điểm. Cũng tùy vào token deck bạn là gì nhưng nói chung mình thấy lá này cũng chỉ ở mức bình thường. Việc cho xem hand đôi khi cũng có hại, nhưng đằng nào lúc đó bạn cũng không còn nhiều bài trên tay lắm (và refill thêm cuối lượt).

File:Woe-trading-frenzy.jpg

Trading Frenzy – 3.5

Giang: 4 điểm. Lá này dùng để phản ứng lại các tình huống check tốt. Hơn nữa do capture trong lượt mình và được chọn quân nào sẽ capture nên hoàn toàn có thể tiêu diệt ngay để lấy lại số tiền capture đó. Trông thì có vẻ phải trả giá nhưng thực ra lại hoàn toàn là lợi cho người sử dụng.
Riku: 3 điểm. Lá này thoạt qua trông có vẻ trao đổi đều nhưng do người sử dụng được chọn nên nắm quyền chủ động rất nhiều, thế nên bạn có thể tự xử lý nó mà vẫn cản được.

File:Woe-shigziso-buggy.jpg

Shĭgzisŏ Buggy – 3

Giang: 3 điểm. Có thể trên thực tế sẽ đáng giá 4 điểm. Như đã nói thì hiệu ứng destroy đồng minh có thể chạy rất tốt với nhiều lá bài của Ekwidon, hơn nữa lại còn được gain 2 tiền. Cơ mà lá này do là Artifact nên có phần hơi chậm, và có thể sẽ có những lượt không có quái phù hợp để destroy.
Riku: 3 điểm. Lá này hơi chậm, giá trị của nó ở mùa này là việc không thiếu quái rác cho bạn tự giết. Nhưng mình thực sự không nghĩ là nó đủ mạnh.

File:Woe-shisnyasi-buggy.jpg

Shĭsnyasĭ Buggy – 3.5

Giang: 4 điểm. Mất 1 tiền draw 3 và lại còn là hiệu ứng đến từ Artifact. Nhà Ekwidon thì vốn đã nhiều tiền. Nếu có tay thương nhân liên quan tới đám artifact bọ này thì sẽ là bỏ 2 tiền bốc 6 lá bài. 6 lá bài thường sẽ mang lại nhiều lợi ích vượt ngoài 2 tiền. Một artifact rất thú vị.
Riku: 3 điểm. Giá trị của con này thì chắc là cao nhất trong bộ 3 Buggy đi kèm của Conductor Jărroyă. Đổi một aember lấy 3 lá bài rất tốt cơ mà mình vẫn nghĩ nó hơi chậm. Nếu Conductor hoạt động thì nó sẽ khỏe hơn.

File:Woe-shizyoku-buggy.jpg

Shĭzyokŭ Buggy – 1.5

Giang: 2 điểm. Hiệu ứng để lọc bài, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng dùng được. Vứt bài đi và tạo token creature cũng không có gì quá đặc sắc.
Riku: 1 điểm. Lá này không những chậm mà còn yếu nữa, để có thể sử dụng nó hiệu quả, token của bạn phải mạnh. Sau đó bạn cần luôn có 2 lá bài cùng nhà mà bạn không muốn dùng trên tay…thứ mà bạn chắc chắn không mong muốn khi mở deck…

File:Woe Strange Shell.jpg

Strange Shell – 3

Giang: 3 điểm. Một token creature khá mạnh, vừa sống dai vừa là archive tồn tại trên sân. Có thể đẩy các lá strange shell về tay để sử dụng tiếp là một lối chơi cực kì thú vị. Tuy nhiên vì bị khống chế khả năng fight reap, cũng như tùy thuộc vào deck bạn có tạo token nhanh hay không nên lá này chỉ ở mức 3 điểm thôi.
Riku: 3 điểm. Lá này vẫn nằm trong top đầu token của mình nhưng việc bạn chỉ có thể sử dụng nó ở lượt nhà Ekwidon khiến nó không thể tỏa sáng hoàn toàn.

File:Woe Diplomat.png

Diplomat – 3

Giang: 3 điểm. Hiệu ứng cho 2 bên lấy tiền thì cũng ổn vì Ekwidon steal rất mạnh. Cơ mà diplomat bị cái là chỉ có 1 máu, rất dễ bị clear nên giá trị không thực sự cao bằng các token creature khác.
Riku: 3 điểm. Con này ai có nghe podcast thì cũng sẽ biết mình cũng đánh giá cao con này luôn. Nó sống dai hơn mọi người nghĩ mặc dù chỉ với 1 sức mạnh. Và việc nó reap cho mỗi bên một aember thật ra rất mạnh vì nó sẽ luôn cho chủ nhận gấp đôi số aember so với địch. Nó cực tốt ở những deck rush, rất mạnh ở đầu game nhưng cũng sẽ có nhiều tình huống bạn không muốn reap nó lắm.

File:Woe Trader.png

Trader – 3.5

Giang: 4 điểm. Tạo ra nhiều trader trên sân áp lực cho đối phương cực kì. Hơn nữa hiệu ứng của Trader là từ action nên cũng khó mà sử dụng các lá cấm fight/reap để khống chế được, chỉ có thể giết thẳng. Nếu không kịp xử lí thì đám trader này có thể vừa cướp tiền của bạn vừa reap ra tiền, áp lực ghê gớm.
Riku: 3 điểm. Con này cũng mạnh vì nếu bạn có thể tạo ra nhiều, nó sẽ rất áp lực. Cơ mà việc chỉ dùng 1 lần cũng như body 1 khiến nó hơi phụ thuộc vào deck bạn có thể sản xuất token nhiều hay không. Gặp những deck ép board thì token như này sẽ rất vất vả.

File:Woe Prospector.png

Prospector – 4.5

Giang: 4 điểm. Reap được, fight được và chết lại còn bốc bài. Token này đặt đối phương vào thế giết cũng không được mà bỏ cũng không xong. Mặc dù các token creature 1 lực thì thường không tốt, tuy nhiên lá này thì lại cực kì hợp lí với 1 lực. Đây phải nói là một trong các token creature thuộc top mạnh nhất của mùa này.
Riku: 5 điểm. Tuyệt vời. Sống cũng có lợi mà chết cũng có lợi. Đương nhiên ở một số deck tạo token ít thì việc bạn rút được vài lá bài lẻ tẻ cũng không có gì đáng sợ nhưng trong deck mà tạo nhiều token thì có thể vô địch luôn.

TỔNG KẾT

Điểm trung bình: 3

Giang: Nhà Ekwidon chào sân siêu mạnh! Mặc dù nhiều hiệu ứng yêu cầu người chơi phải suy nghĩ kĩ khi dùng vì cũng sẽ đem lại lợi thế cho đối phương, tuy nhiên phần được của người chơi cao hơn hẳn. Cảm giác khi chơi nhà Ekwidon khả năng là cũng sẽ hấp dẫn, vì thực sự cần phân tích tình huống tốt để chơi các lá bài của nhà này. Hầu như không có card rác trong nhà Ekwidon mùa này, và thực ra các card nhà Ekwidon không cấu tạo thành combo bài, mà value play lớn do ít tính điều kiện (bản chất điều kiện chính là cho địch thủ cái gì đó rồi), nên từng card của Ekwidon rất mạnh. Đây chắc chắn là nhà đáng mong đợi trong mỗi lần bóc deck mùa 6.


Riku: Thực sự thì sức mạnh của nhà Ekwidon này vượt trội hơn nhiều so với điểm số bạn thấy bởi khả năng liên kết của nó với chính nó và với các nhà khác, đặc biệt là việc sở hữu một bộ token toàn mạnh cũng là một điều đáng sợ. Mình nghĩ tiềm năng của nó hoàn toàn có thể sánh ngang với khủng long của mùa 3, tuy nhiên đòi hỏi một người chơi cứng tay mới tận dụng được nó tối ưu.

Leave a Reply